Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Chỉ báo Bollinger BandWidth (BBW) là gì? Ứng dụng chỉ báo Bollinger BandWidth trong PTKT

Chỉ báo Bollinger BandWidth (BBW) là gì?

Chỉ báo Bollinger BandWidth (BBW) là một chỉ báo được sinh ra từ chỉ báo Bollinger Bands hay còn gọi là chiều rộng của dải Bollinger. Nó đo phần trăm khác biệt giữa dải trên và dải dưới và chỉ báo này giảm khi 2 dải thu hẹp lại với nhau và tăng khi 2 dải mở rộng ra. Vì Bollinger Bands dựa vào độ lệch chuẩn nên chỉ báo giảm sẽ cho chúng ta biết rằng độ biến động đã giảm và chỉ báo tăng thì độ biến động tăng.

Ứng dụng chỉ báo Bollinger BandWidth trong PTKT

Xác nhận điểm mua với biên độ hẹp

Giá trị BandWidth phải được đánh giá so với các giá trị BandWidth trước đó trong một khoảng thời gian. Điều quan trọng là phải có một khoảng thời gian tham chiếu trong quá khứ tốt để xác định phạm vi BandWidth cho một ETF, chỉ số hoặc cổ phiếu cụ thể.

BandWidth được coi là hẹp khi nó tiếp cận mức thấp nhất của phạm vi này và rộng khi nó tiếp cận mức cao. Ta cũng có thể nhìn ra rằng với những vùng được chỉ bằng mũi tên thường sẽ có chỉ số BandWidth thấp tương đối trong một khoảng thời gian.

*Biểu đồ SSI giai đoạn năm 2021* Nhận xét, tại những điểm rơi của chỉ báo BBW thường tương ứng với trạng thái co thắt trên Bollinger Bands truyền thống, mở ra điểm mua tại nền giao dịch tích lũy, chờ dòng tiền tham gia bứt phá xu hướng.

Xác nhận những điểm bùng nổ

Bollinger Bands có thể xác định những điểm breakout. Điều này diễn ra khi biến động đã giảm xuống một mức thấp, điều này hiển thị rõ trên Bollinger Bands với hai dải thu hẹp lại. Cần phải nhắc lại việc 2 dải của Bollinger Bands được tính bằng độ lệch chuẩn, là một thước đo của biến động. Dải băng có biên độ hẹp khi mà đường giá đi ngang hoặc giao dịch trong một khoảng nhất định và thường thì sau khi giao dịch trong một biên độ hẹp thì giai đoạn sau sẽ có giao dịch ở biên độ lớn.

Với 2 dải Bollinger Bands hẹp tương đối thì có thể báo hiệu một xu hướng tăng hoặc giảm. Một xu hướng tăng thường bắt đầu với một dải biên độ hẹp và sau đó là di chuyển lên trên dải trên và với một xu hướng giảm thì sau một dải biên độ hẹp sẽ là di chuyển xuống dải dưới.

Ở biểu đồ của SSI ở trên, ta có thể thấy rằng SSI đã tích lũy trong một biên độ hẹp, với chỉ báo BandWidth chỉ ở mức 0.1, như đã thể hiện với dải Bollinger hẹp từ tháng 8/2021-tháng 10/2021 và chuẩn bị cho một nhịp break để bắt đầu một xu hướng tăng và đúng là đến giữa tháng 10 thì cổ phiếu đã có một nhịp tăng từ tháng 10 đến cuối tháng 11 từ mức 0.1 lên mức 0.4. Ta cũng có thể thấy cổ phiếu SSI cũng giao dịch trong một biên độ hẹp từ tháng 2-4/2022 và sau đó đã có một nhịp giảm từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6/2022.

Biểu đồ của HCM cũng cho chúng ta thấy được 2 điểm breakout sau một thời gian giao dịch đi ngang với biên độ hẹp. Vào khoảng tháng 10/2021, như ta có thể thấy bollinger bands đang có 2 dải với biên độ hẹp và đồng thời chỉ báo Bollinger BandWidth cũng ở mức thấp và điều này cho chúng ta tín hiệu rằng có thể cổ phiếu sẽ chuẩn bị bước vào giai đoạn giao dịch với biên độ lớn và đúng là sau đó cổ phiếu đã có một nhịp tăng với biên độ lớn vào tháng 11/2021. Điểm break out thứ 2 xuất hiện khi cổ phiếu đã đi ngang tích lũy từ đầu năm 2022 đến tầm cuối tháng 5/2022. Lần này tương tự giống với tháng 10/2021 khi chỉ báo Bollinger BandWidth cũng ở mức thấp tương tự và điều này cũng đồng thời là tín hiệu cho một nhịp có biên độ rộng và sau đó đúng là đã có một nhịp giảm mạnh đồng thời chỉ báo Bollinger BandWidth cũng lên cao.

Chúng ta cũng có thể sử dụng Bollinger Band cùng với Bollinger BandWidth với biểu đồ tuần hay những biểu đồ sử dụng khung thời gian dài hơn. Thường những biểu đồ này sẽ có độ biến động lớn hơn ở biểu đồ ngày vì ở khung thời gian dài hơn thì thường các biến động về giá sẽ lớn hơn. Như ở biểu đồ của cổ phiếu GEX, trên đồ thị tuần, ta có thể thấy rằng cổ phiếu đã đi ngang trong một thời gian với con số thấp tương ứng trên chỉ báo Bollinger BandWidth. Nó kết thúc giai đoạn đi ngang vào giữa tháng 9/2021 và bước vào nhịp tăng mạnh sau đó.

Trên đồ thị tuần của VNINDEX, chỉ số đã đi ngang từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022 với con số được hiển thị tương ứng trên chỉ báo Bollinger BandWidth đi ngang ở mức 0.1 nhưng lại không có tín hiệu breakout lên trên mà thậm chí chỉ số đã đi xuống dưới mở band, giao dịch với biên độ lớn với chỉ báo Bollinger BandWidth tăng mạnh lên mức 0.5.

Tóm lại, chỉ báo Bollinger BandWidth được sử dụng để có thể tìm ra tín hiệu để chuẩn bị cho những chuyển động tiếp theo nhưng xu hướng nào thì chúng ta phải xem nhịp phá vỡ dải tiếp theo. Nếu sau giai đoạn tích lũy mà di chuyển vượt lên trên dải trên thì đó là xu hướng tăng và ngược lại nếu sau giai đoạn tích lũy mà di chuyển xuống dưới dải dưới thì đó là xu hướng giảm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên xem xét kỹ lưỡng với chỉ báo này.

Đôi khi sự phá vỡ đầu tiên không được giữ vững khi giá đảo ngược theo hướng khác. Những nhịp tăng mạnh thì thường sẽ không quay ngược giảm ngay lập tức nên nếu có một nhịp phá vỡ, đi lên trên dải trên mà có một nhịp giảm ngay lập tức thì chúng ta nên xem xét cẩn thận kỹ lưỡng để tránh rủi ro.

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

button_top5.png
Nội dung liên quan
Bollinger Band
Chỉ báo
Phân tích kỹ thuật
Bài viết nhiều người xem
Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
9257 lượt xem
Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
7721 lượt xem
Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
6904 lượt xem
Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
6186 lượt xem
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
5404 lượt xem
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
5379 lượt xem
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
5295 lượt xem
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
5222 lượt xem
Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
5140 lượt xem
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
5119 lượt xem
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI