Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Sóng Elliott là gì? Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott và ví dụ minh họa

Hiện nay, các chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến để có thể xác nhận xu hướng của giá cả và thị trường. Ở bài viết này hãy cùng DSC tìm hiểu thêm về sóng Elliott để có thể dễ dàng xác nhận được các giai đoạn xu hướng thị trường.

Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott là một trong những lý thuyết nâng cao được sử dụng rộng rãi trong giới đầu tư. Nó biểu hiện tính hành vi của các nhóm người qua sự thay đổi trong cảm xúc từ lạc quan sang bi quan và ngược lại.

Do tính chất có thể đo lường tâm lý đám đông, sóng Elliott được dùng phổ biến trên thị trường chứng khoán - nơi cảm xúc của các nhà đầu tư liên tục thay đổi và biểu thị ở trên biểu đồ giá.

Sóng Elliott luôn có 3 sóng đẩy và 2 sóng điều chỉnh, tổng cộng là 5 sóng.

Ví dụ dưới đây về cấu trúc một sóng với xu thế tăng:

  • Một pha tăng có tổng cộng 5 sóng trong đó sóng tăng là 1, 3, 5 còn sóng giảm là 2, 4;

  • Ngược lại ở pha giảm thì được gọi la các sóng điều chỉnh ký hiệu là A, B, C trong đó sóng tăng là B, sóng giảm là A, C.

Một số nguyên tắc cơ bản khi đếm sóng Elliott

Để trở thành một sóng động lực thì cần phải tuân thủ các quy tắc sau(3-Rules):

  • Sóng 2 sẽ không điều chỉnh quá xuống dưới điểm mở đầu của sóng 1;

  • Sóng 3 thường dài nhất và không thể bé hơn cùng lúc sóng 1 và sóng 5;

  • Sóng 4 không điều chỉnh quá vào điểm kết thúc sóng 1.

Ngoài ra có một số hướng dẫn nữa khi đếm sóng (3-Guideline):

  • Khi sóng 3 là dài nhất thì sóng 5 sẽ có biên độ tương đương sóng 1;

  • Sóng 2 và sóng 4 có cấu tạo đối ngược nhau, nếu sóng 2 là hiệu chỉnh đơn giản thì sóng 4 sẽ là sóng hiệu chỉnh phức tạp và ngược lại;

  • Sóng hiệu chỉnh (A, B, C) thường dừng điều chỉnh ở đáy của 4 sóng trước.

Giao dịch theo sóng Elliott trong chứng khoán

Những quy tắc đếm sóng ở trên đều là căn bản để thực hiện đầu tư theo sóng Elliott. Trong sóng Elliott, sóng 3 được xem là quan trọng nhất nên các quy tắc liên quan đến sóng 3 nên được coi trọng hơn. Dưới đây là ví dụ minh họa cho giao dịch theo sóng Elliott về cổ phiếu FTS ở khung D1:

  • Xác định xu hướng tăng khi sóng 1 bắt đầu chạy. Sóng 2 sau điều chỉnh về mức 38.2% thì quay lại bật tăng. Đây là thời điểm thích hợp để vào lệnh mua tại sóng 3 và nắm giữ cho đến khi có dấu hiệu điều chỉnh về mức Fibonacci;

  • Sau khi sóng 4 điều chỉnh qua mức 23.6%, nhà đầu tư nên thực hiện lệnh chốt lời. Tiếp tục với sóng 5 là cơ hội cho nhà đầu tư thực hiện lệnh mua vào. Điểm cắt lỗ sẽ là điểm nhà đầu tư chốt lời ở giao dịch thứ 1;

  • Sóng 5 sau khi đã đẩy hết sẽ hình thành sóng điều chỉnh A, B, C. Khi sóng A hình thành cũng là lúc nên lợi nhuận hóa giao dịch còn lại vì xu hướng đang đảo chiều sang giảm.

Sóng Elliott có dạng Fractal tức là sóng ở khung thời gian bé giống sóng ở khung thời gian lớn, mỗi phần nhỏ của cấu trúc đều giống với phần lớn hơn nó nhưng độ phóng đại nhỏ hơn. Chính vì thế các nhà đầu tư phân tích sóng trên đa khung thời gian để xác định xu hướng sóng đặc biệt là ở những khung thời gian đồ thị tuần.

Sóng Elliott là một công cụ, chỉ báo phân tích kỹ thuật có độ thực tiễn cao nhất. Hy vọng qua bài viết trên nhà đầu tư có thêm cái nhìn về giao dịch theo sóng Elliott và chọn được đúng phương pháp đầu tư cho mình. Chúc các bạn luôn thành công!

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

button_top5.png
Nội dung liên quan
Elliott
Phân tích kỹ thuật
Chỉ báo
Bài viết nhiều người xem
Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
9791 lượt xem
Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
8231 lượt xem
Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
7284 lượt xem
Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
6447 lượt xem
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
5563 lượt xem
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
5511 lượt xem
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
5493 lượt xem
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
5488 lượt xem
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
5403 lượt xem
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
5302 lượt xem
Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI