Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Báo cáo phân tích
Đăng nhập

Top 5 cổ phiếu đáng đầu tư trong tháng 10/2024

09/24/2024

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đang có những diễn biến tích cực, nhiều ngành nghề đang phục hồi mạnh mẽ. Điều này đã tạo ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Bài viết này sẽ tập trung phân tích 5 mã cổ phiếu đáng đầu tư nhất Tháng 10/2024 thuộc các ngành có triển vọng sáng, bao gồm TPB, CTG, DXG, HPG và MBS, để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

5 MÃ 3.jpg

Để nhận được những phân tích sâu sắc hơn, cập nhật thông tin thị trường tức thời và được tư vấn trực tiếp về điểm mua, điểm bán trong phiên giao dịch, bạn đừng ngần ngại tham gia ngay Room Zalo cộng đồng của Chứng khoán DSC. Tại đây, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả." Tham gia ngay tại đây:

z5812867365697_7989d13b775e2019bd2e6b1af14265cf.jpg

1. Ngân Hàng TMCP Tiên Phong  - Mã cổ phiếu: TPB

  • Ngành: Ngân hàng
  • Định giá hợp lý: 20.000 (Tiềm năng tăng giá: 20%)
  • Vốn hóa: 44.000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 7,8 lần ; P/B: 1,04 lần
  • Giá mua: Xem tại đây

TPB có quy mô tổng tài sản đạt 360 nghìn tỷ tính đến hết quý 2/2024. Tệp khách hàng của TPB tập trung vào cá nhân và doanh nghiệp SME, chủ yếu tài trợ cho hoạt động vay mua nhà và sản xuất kinh doanh …

Luận điểm đầu tư:

  • Chất lượng tài sản cải thiện so với quý trước: Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 2,06% so với 2,23% trong quý trước, đảm bảo mục tiêu tỷ nợ xấu dưới 2,5. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng tăng từ 60% lên 66% cho thấy chất lượng tài sản cải thiện so với quý trước. TPB có tỷ trọng cho vay cá nhân tương đối lớn (trên 50%) vì vậy trong bối cảnh sức khỏe kinh tế suy yếu, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng khiến ngân hàng cũng chịu tác động lớn hơn. Với việc TPB liên tục mạnh tay trích lập và xử lý nợ xấu trong bối cảnh sức khỏe nền kinh tế hồi phục tốt hơn, chất lượng tài sản của ngân hàng sẽ tiếp tục cải thiện trong nửa cuối năm, nhờ đó cũng hạ nhiệt áp lực trích lập.
  • Tăng trưởng tín dụng tích cực: Kết thúc Q2, tăng trưởng tín dụng của TPB đạt 3,8% YTD, tăng tốt từ mức âm 3,3% YTD trong Q1, mặc dù vẫn thấp hơn so với trung bình ngành là 6%. Với tốc độ như trong quý 2, chúng tôi đánh giá TPB vẫn có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%. Trong đó, động lực chủ yếu đến nhóm khách hàng doanh nghiệp với mức tăng 9,6% YTD, bù đắp cho nhóm khách hàng cá nhân giảm 1% YTD. Bên cạnh đó, dư nợ TPDN của TPB tăng trở lại khoảng 3 nghìn tỷ (chiếm 5,5% dư nợ tín dụng) trong khi trước đó ngân hàng liên tục thu hẹp danh mục.
  • Định giá về vùng hấp dẫn trong dài hạn:  Hiện TPB đang giao dịch quanh mức P/B 1,04 lần – thấp hơn khá nhiều so với trung vị khoảng 10 năm trở lại đây. Vì vậy đây có thể coi là vùng giá hấp dẫn để mua và nắm giữ TPB trong dài hạn.

2. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam  - Mã cổ phiếu: CTG

  • Ngành: Ngân hàng
  • Định giá hợp lý: 41.000 (Tiềm năng tăng giá: 10%)
  • Vốn hóa: 195.000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 9,8 lần ; P/B: 1,5 lần
  • Giá mua: Xem tại đây

Vietinbank là ngân hàng quốc doanh có quy mô tổng tài sản đứng thứ 2 toàn ngành. Tệp khách hàng của ngân hàng tập trung vào phân khúc bán lẻ và SME, chiếm hơn 60% dư nợ tín dụng. Đây cũng là chiến lược của ngân hàng những năm gần đây nhằm mở rộng biên lãi thuần. Bên cạnh đó, CTG cũng gia tăng được tệp khách hàng FDI mạnh mẽ năm 2023 và đầu năm 2024, trong bối cảnh dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam tích cực. 

Luận điểm đầu tư:

  • Tăng trưởng tín dụng duy trì ổn định: Kết thúc Q2, tăng trưởng tín dụng của CTG đạt 6,7% YTD, duy trì tốc độ tương đối ổn định so với 2,8% YTD trong quý 1. Trong đó, khối khách hàng FDI tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng nổi bật, đạt 20,1% YTD, ngược lại, tăng trưởng của khối bán lẻ & SME khá chậm, lần lượt tăng 6,2% YTD và 3% YTD do CTG thận trọng hơn với nhóm khách hàng này trong nửa đầu năm khi sức khỏe nền kinh tế hồi phục yếu. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng, tín dụng bán lẻ sẽ tăng trưởng tốt hơn trong nửa cuối năm khi sức khỏe nền kinh tế hồi phục tích cực và môi trường lãi suất vẫn ở mức thấp, từ đó hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm.
  • Chất lượng tài sản cải thiện trong nửa cuối năm:  Cùng với diễn biến sức khỏe nền kinh tế đang hồi phục tốt hơn, chúng tôi kỳ vọng nợ xấu của CTG đã tạo đỉnh trong quý 2 và sẽ cải thiện trong nửa cuối năm. Áp lực trích lập của CTG cũng giảm bớt nhờ ngân hàng đã trích lập 100% đối với dư nợ tái cơ cấu theo thông tư 02 cũng như sẽ được hoàn nhập chi phí trích lập.

3. CTCP Tập đoàn Đất Xanh - Mã cổ phiếu: DXG

  • Ngành: Bất động sản
  • Định giá hợp lý: 25.000 (Tiềm năng tăng giá: 50%)
  • Vốn hóa: 12.000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 67,1 lần ; P/B: 1,13 lần
  • Giá mua: Xem tại đây

DXG có mảng kinh doanh truyền thống là môi giới sơ cấp bất động sản với quy mô về đại lý và nhân sự lớn hàng đầu cả nước. Tận dụng những lợi thế từ kinh nghiệm khi tham gia đầu tư, phát triển các dự án cùng đối tác, DXG đã lấn sân sang trực tiếp phát triển các dự án của riêng mình và đạt được chỗ đứng nhất định tại thị trường phía Nam.

Luận điểm đầu tư:

  • KQKD phục hồi nhờ mảng kinh doanh lâu đời: KQKD 6 tháng đầu năm của DXG ghi nhận mức hồi phục cao so với cùng kì. Cụ thể, doanh thu đạt 2.191 tỷ (+100% yoy), lợi nhuận trước thuế đạt 297 tỷ (+94% yoy). Trong đó, doanh thu mảng BĐS tương đương với cùng kì đạt 997 tỷ khi doanh nghiệp tiếp tục bàn giao các sản phẩm dự án Opal Skyline và Gem Sky World, doanh thu môi giới BĐS đạt 1.336 tỷ (+295% yoy) là động lực cho tăng trưởng của công ty. Đây là dấu hiệu rất tích cực với mảng môi giới, cho thấy thanh khoản thị trường BĐS đang dần trở lại sôi nổi hơn, nhất là khi công ty con DXS đang có kế hoạch tuyển thêm 2.000 môi giới. Dựa trên kế hoạch kinh doanh năm 2024, DXG đã lần lượt hoàn thành 56% và 28% chỉ tiêu doanh thu và LNST công ty mẹ
  • Dự án có tiến triển tích cực về mặt pháp lý: Pháp lý các dự án của DXG đã và đang có những bước tiến tích cực sau khi được chính quyền địa phương hỗ trợ giải quyết vướng mắc. Điển hình, vào cuối năm 2023, dự án Gem Sky World đã được cấp phép kinh doanh hơn 2.300 lô đất nền (vốn là sản phẩm có khá nhiều vấn đề về pháp lý trong giai đoạn vừa qua). DSC kì vọng, 2 dự án DXH Riverside (TP. HCM) và Opal Luxury (Bình Dương) sẽ được đưa vào kinh doanh vào giai đoạn 2025-2026 khi đã đều hướng tới những bước pháp lý cuối cùng.
  • Tiếp tục tham vọng tăng vốn: Ngay sau khi huy động thành công hơn 1.200 tỷ từ việc phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu vào cuối năm 2023, ban lãnh đại tiếp tục có kế hoạch nâng vốn mới để trả nợ và đầu tư thêm vào dự án trong năm 2024 với 2 phương án (1) Phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 24:5 (1.800 tỷ); (2) Phát hành riêng lẻ 93,5 triệu cổ phiếu (1.800 tỷ). Mặc dù vậy, DSC đánh giá, với việc mới tăng vốn vào năm trước, khả năng tiếp tục phát hành trong năm nay là không cao.

4. CTCP Tập đoàn Hòa Phát  - Mã cổ phiếu: HPG

  • Ngành: Thép
  • Định giá hợp lý: 30.000 (Tiềm năng tăng giá: 15%)
  • Vốn hóa: 166.000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 15 lần ; P/B: 1,53 lần
  • Giá mua: Xem tại đây

CTCP Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô và chuỗi giá trị lớn và hoàn thiện nhất Việt Nam, hàng đầu Đông Nam Á. Sản phẩm chính của HPG là thép xây dựng với mức thị phần trên 30% tại thị trường nội địa. Ngoài ra, HPG còn tham gia một số mảng kinh doanh khác như bất động sản, nông nghiệp, điện máy.

Luận điểm đầu tư:

  • Chi phí đầu vào hỗ trợ biên lợi nhuận trung hạn: Giá than và quặng sắt năm 2024 được các tổ chức lớn trên thế giới (WorldBank, Fitch Ratings) dự báo sẽ thấp hơn so với năm 2023 và đều đã điều chính đáng kể so với đầu năm. DSC kì vọng giá đầu ra mặc dù không có bùng nổ do thị trường Trung Quốc vẫn ảm đạm, nhưng sẽ không giảm sâu vì nhu cầu hồi phục ở thị trường nội địa. Đồng thời, theo ban lãnh đạo, HPG đã giải phóng lượng hàng tồn kho giá cao trong quý 1 để tập trung tích trữ hàng giá rẻ, từ đó giúp biên gộp năm 2024 có thể cải thiện lên mức 15%.
  • Nhu cầu thép xây dựng dần trở lại: Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng có thể dần hồi phục theo sự trở lại của các dự án BĐS, đặc biệt là lượng hàng còn vướng mắc pháp lý trong năm trước, khi khả năng phê duyệt pháp lý của các cơ quan chức năng được hỗ trợ nhờ cập nhật của các luật mới điều chỉnh thị trường BĐS có thể đồng loạt có hiệu lực từ T8/2024. Theo đó, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng HPG năm 2024 có thể quay lại mức lịch sử của năm 2022, khoảng trên 4,1 triệu tấn (+10% YoY).
  • KLH Dung Quất 2 là động lực dài hạn: Dự án trọng điểm Dung Quất 2 giai đoạn 1, công suất 2,8 triệu tấn HRC/ năm đang dần thành hình, dự kiến đóng góp sản lượng từ năm 2025. Với công nghệ hiện đại hơn, HPG có thể sản xuất HRC chất lượng cao, đa dạng chỉ tiêu kĩ thuật, phù hợp với công nghiệp ô tô, tàu thủy,... với tiêu hao nhiên liệu giảm khoảng 10%. DSC đánh giá, nhu cầu HRC ở thị trường xuất khẩu và nội địa đều còn nhiều dư địa, từ đó giai đoạn 1 sẽ có thể hoạt động hết công suất vào năm 2028.

5. CTCP Chứng khoán MB- Mã cổ phiếu: MBS

  • Ngành: Chứng khoán
  • Định giá hợp lý: 35.000 (Tiềm năng tăng giá: 10%)
  • Vốn hóa: 17.000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 18,7 lần ; P/B: 2,56 lần
  • Giá mua: Xem tại đây

MBS được thành lập năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội với vốn điều lệ ban đầu chỉ 9 tỷ đồng đến nay đã tăng lên gần 4.400 tỷ. Doanh nghiệp đang triển khai kế hoạch tăng vốn trong năm 2024, dự kiến vốn điều lệ sẽ tăng lên mức 5.800 tỷ.

Luận điểm đầu tư:

  • Lợi thế nằm trong hệ sinh thái MB là điểm tựa để mở rộng mảng dịch vụ: Biên lợi nhuận gộp mảng môi giới được duy trì khá tốt bởi doanh nghiệp không cắt giảm quá mạnh phí giao dịch. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây là lí do thị phần của MBS chưa có sự bứt phá. Bù lại, MBS cho biết sẽ đẩy mạnh khai thác tệp khách hàng lớn sẵn có của MB để mở rộng thị phần. Đồng thời để tăng quy mô cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu để bổ sung thêm vốn. Mảng kinh doanh số cũng được chú trọng, hướng đến doanh thu số đóng góp 25% doanh thu 2024.
  • Quy mô danh mục đầu tư có thể tăng gấp đôi trong năm 2024: Từ trước đến nay, mảng tự doanh không phải là hoạt động kinh doanh cốt lõi của MBS. Hoạt động đầu tư thường chỉ đóng góp dưới 30% doanh thu hoạt động, áp lực vì thế đè lên mảng dịch vụ. Vì vậy, MBS có định hướng mở rộng mảng tự doanh với quy mô danh mục có thể tăng gấp đôi trong năm nay, được hỗ trợ bởi kế hoạch tăng vốn. Kế hoạch đang bước đầu có hiệu quả khi doanh thu và lợi nhuận tự doanh tăng trưởng mạnh trong Q2.24. Chúng tôi cho rằng cơ cấu danh mục vẫn sẽ thiên về các tài sản tài chính an toàn như tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi. Nhờ vậy hoạt động đầu tư có lợi nhuận tương đối ổn định tuy hiệu suất không quá ấn tượng.
  • Tăng vốn - mở rộng quy mô hoạt động: Để nâng cao năng lực cạnh tranh và bổ sung nguồn vốn cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, trong ĐHĐCĐ MBS đã trình và thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn thông qua 02 phương án: (1) Phát hành 109,42 triệu cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu. (2) Phát hành riêng lẻ 25,7 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Dự kiến sau khi hoàn thành cả 02 phương án trên, vốn điều lệ của MBS sẽ tăng lên mức hơn 5.800 tỷ. Số vốn thu được sẽ được phân bổ cho việc đầu tư công nghệ, bổ sung vốn cho hoạt động cho vay margin và tự doanh.

Kết luận

"Trên đây là top 5 cổ phiếu tiềm năng mà chúng tôi đánh giá cao trong tháng 10/2024. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán luôn biến động và đòi hỏi nhà đầu tư phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác.

z5869789423253_fde2c375e7f56fd819f079232dcdd718.jpg
Hiệu quả danh mục đầu tư Room tư vấn DSC tháng 9/2024

Để nhận được những phân tích sâu sắc hơn, cập nhật thông tin thị trường tức thời và được tư vấn trực tiếp về điểm mua, điểm bán trong phiên giao dịch, bạn đừng ngần ngại tham gia ngay Room Zalo cộng đồng của Chứng khoán DSC. Tại đây, chúng tôi sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả." Tham gia ngay tại đây:

z5812867365697_7989d13b775e2019bd2e6b1af14265cf.jpg

 


* Báo cáo này được viết và phát hành bởi Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC. Báo cáo này được viết dựa trên nguồn thông tin đáng tin cậy mà CTCP Chứng khoán DSC thu thập được vào thời điểm công bố. Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC không chịu trách nhiệm về độ chính xác của những thông tin này. Quan điểm, dự báo và những ước lượng trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành. Những quan điểm này không thể hiện quan điểm chung của Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Báo cáo này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các tổ chức đầu tư cũng như các nhà đầu tư cá nhân của Công ty cổ phần chứng khoán DSC và không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán, tài sản, hay nghĩa vụ nợ nào được thảo luận trong báo cáo này. Quyết định của nhà đầu tư nên dựa vào những sự tư vấn độc lập và thích hợp với tình hình tài chính cũng như mục tiêu đầu tư riêng biệt. Báo cáo này không được phép sao chép, tái tạo, phát hành và phân phối với bất kỳ mục đích nào nếu không được sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC. Xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này.

Báo cáo Báo cáo chiến lược đầu tư mới nhất

Top 5 cổ phiếu đáng đầu tư trong tháng 10/2024

24/09/2024

Bài viết này sẽ tập trung phân tích 5 mã cổ phiếu đáng đầu tư nhất Tháng 10/2024 thuộc các ngành có triển vọng sáng, bao gồm TPB, CTG, DXG, HPG và MBS, để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Triển vọng đầu tư 2024: Tìm về giá trị

17/01/2024

Dù vẫn còn nhiều thách thức tồn tại, DSC đánh giá năm 2024 sẽ là một năm tích cực hơn với thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, chúng tôi nhận định VNINDEX sẽ dao động trong biên 1.100 - 1.300

Chiến lược tháng 12/2023: Cá nhân dẫn sóng?

06/12/2023

Trong tháng 12, DSC nhận định VNINDEX sẽ có sự hồi phục. Tuy nhiên, các yếu tố về vĩ mô, dòng tiền ở thời điểm hiện tại có thể là chưa đủ để giúp thị trường bứt phá mạnh mẽ.

Chiến lược tháng 11/2023: Chờ điểm rung lắc

09/11/2023

Với đà giảm mạnh và sốc từ 1250, thị trường nhiều khả năng sẽ rung lắc trên đường hồi phục. Do đó, chúng tôi sẽ chờ đợi các phiên rung lắc xuất hiện để giải ngân vào các nhóm Thép, Chứng khoán, Ngân hàng

Báo cáo có liên quan

BÁO CÁO ETF: Dự báo chỉ số VN Diamond (Q4/2024)

16/10/2024

Ba quỹ ETF nội tham chiếu chỉ số VN Diamond sẽ mua thêm lượng đáng kể cổ phiếu MWG, VPB, KDH và bán mạnh PNJ, GMD, RÊ, VRE để tái cơ cấu trong tháng 10

NTP (Q2/2024): Đánh chiếm thị phần nhờ giá thấp

12/09/2024

Báo cáo cập nhật Q2/2024 - Giá mục tiêu: 55.300

VTP (Q2/2024): Triển vọng tích cực từ thương mại điện tử

08/10/2024

Báo cáo cập nhật Q2/2024 - Giá mục tiêu: 74.500 VND.

Báo cáo vĩ mô tháng 9/2024: Sự khác biệt giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ

07/10/2024

Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng bất chấp ảnh hưởng của bão cuối Q3.

Nhiều người đọc nhất gần đây

Top 5 cổ phiếu đáng đầu tư trong tháng 10/2024

24/09/2024

Bài viết này sẽ tập trung phân tích 5 mã cổ phiếu đáng đầu tư nhất Tháng 10/2024 thuộc các ngành có triển vọng sáng, bao gồm TPB, CTG, DXG, HPG và MBS, để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Thị trường hôm nay (cập nhật lúc 11h30 và 17h hàng ngày)

16/05/2024

Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay, cập nhật đồ thị kỹ thuật chỉ số Vnindex. Khuyến nghị chiến lược đầu tư theo các chỉ báo kỹ thuật. 1111

SBT (Q3/2023): Lãi vay "gặm" cây mía

16/11/2023

Báo cáo cập nhật Q3/2023 - Giá mục tiêu: 16.600 VND/cp. Tuy doanh thu giảm tốc nhưng lợi nhuận đang có tín hiệu cải thiện. SBT đang tích cực huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Danh mục chiến lược năng động 13/10: BĐS tạo hiệu ứng!

13/10/2023

trạng thái hứng khởi tại nhóm bất động sản thương mại và khu cộng nghiệp kỳ vọng đẩy tâm lý giao dịch và xu hướng thị trường trong tuần sau.

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI