Giá tham chiếu là gì? Cách tích giá tham chiếu sàn HoSE, HNX, UPCoM
Chứng khoán đang dần trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển trong những năm gần đây. Bạn - một nhà đầu tư F0 chuẩn bị bước vào thị trường chứng khoán với nhiều thuật ngữ mới lạ, bạn không biết giá tham chiếu là gì, cách tính giá tham chiếu sàn UPcom, HOSE, HNX,...? Hãy cùng DSC tìm hiểu về những chỉ tiêu này ngay bài viết dưới đây.
Giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu (Reference price) là một thuật ngữ diễn tả mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó (thường được thể hiện bằng màu vàng trên các bảng chứng khoán điện tử). Đồng thời, công thức tính giá tham chiếu còn là cơ sở để đưa ra mức giá thấp nhất (giá sàn) và mức giá cao nhất (giá trần) trong phiên giao dịch hiện tại. Các nhà đầu tư thường dùng giá tham chiếu này như một công cụ để tham khảo, đánh giá các biến động thị trường và quyết định mua vào hay bán ra các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,... một cách hợp lý. [caption id="attachment_20126" align="aligncenter" width="800"] Giá tham chiếu là gì?[/caption]
Cách tính giá tham chiếu sàn HOSE, HNX, UPcom
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam có 3 sàn giao dịch lớn: HOSE, HNX và UPcom với nhiều cách quy đổi các tỷ giá tham chiếu khác nhau:
Cách tính giá tham chiếu sàn HOSE
Trừ những trường hợp đặc biệt, ngay trong phiên giao dịch gần nhất trước đó: Giá đóng cửa đã được khớp lệnh = giá tham chiếu sàn HOSE.
Cách tính giá tham chiếu sàn HNX
Tương tự như sàn chứng khoán HOSE, giá tham chiếu sàn HNX cũng được chuyển đổi, thể hiện bằng mức giá đóng cửa đã được khớp lệnh trong phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ những trường hợp đặc biệt).
Cách tính giá tham chiếu sàn UPcom
Không giống như 2 sàn trên, giá tham chiếu ở sàn này sẽ được xác định bằng cách tính trung bình của tất cả các mức giá giao dịch lô chẵn đã khớp lệnh (bình quân gia quyền) của phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ những trường hợp đặc biệt). Giá bình quân gia quyền = Giá trị giao dịch trung bình/ Khối lượng giao dịch trung bình
Ý nghĩa, vai trò của giá tham chiếu
So sánh giá cổ phiếu
Thông thường, nhìn vào bảng chứng khoán điện tử, bạn có thể dễ dàng xác định được chỉ số chứng khoán đang tăng hay giảm bằng màu sắc của cổ phiếu:
- Màu xanh: Ngày hôm đó giá tham chiếu thấp hơn giá giao dịch.
- Màu đỏ: Ngày hôm đó giá tham chiếu cao hơn giá giao dịch.
- Màu vàng: Ngày hôm đó giá tham chiếu ngang bằng với giá giao dịch.
Xác định mức giá sàn và giá trần
Cách xác định mức giá sàn và giá trần thông thường được tính như sau:
- Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% - biên độ dao động của giá tham chiếu).
- Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động của giá tham chiếu).
Với các biên độ dao động tùy theo từng sàn:
- Sàn HOSE: Biên độ dao động ở phiên bình thường là 7%.
- Sàn HNX: Biên độ dao động ở phiên bình thường là 10%.
- Sàn UPcom: Biên độ dao động ở phiên bình thường là 15%.
[caption id="attachment_20129" align="aligncenter" width="800"] Ý nghĩa, vai trò của giá tham chiếu[/caption]
Ví dụ về giá tham chiếu
Và để dễ hiểu hơn, hãy cùng DSC tham khảo một số ví dụ dưới đây:
Sàn HOSE và HNX
Như DSC đã hướng dẫn, giá tham chiếu của sàn chứng khoán HOSE và sàn chứng khoán HNX hiện tại đều được xác định dựa vào mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch gần nhất trước đó: [caption id="attachment_20130" align="aligncenter" width="800"] Phiên giao dịch chứng khoán sàn HOSE ngày 15/03/2023[/caption] Ví dụ: Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hoá (AAT) có giá đóng cửa ngày thứ ba (14/03/2023) là 5.05 (tương đương 5.050 VNĐ/ cổ phiếu). Vậy nên giá tham chiếu (ký hiệu TC) của ngày thứ tư (15/03/2023) vẫn sẽ là 5.050 VNĐ/ cổ phiếu.
Sàn UPcom
Ví dụ: Đối với cổ phiếu N được niêm yết ở sàn UPcom ngày thứ ba (14/03/2023) có khối lượng giao dịch là 401.151 cổ phiếu và có giá trị giao dịch là 7.363.265.5 VNĐ. Vậy nên bình quân gia quyền của phiên giao dịch cổ phiếu này là 7.363.265.5/ 401.151 = 18.360. Với bước giá của sàn là 100 VNĐ, nên giá tham chiếu ở sàn UPcom sẽ được làm tròn thành 18.400 VNĐ/ cổ phiếu.
Lưu ý khi giao dịch giá tham chiếu
Khi giao dịch giá tham chiếu, bạn cần có một vài lưu ý như sau:
Phân biệt Giá tham chiếu và Giá mở cửa
Không ít nhà đầu tư còn chưa rõ ràng về hai khái niệm giá tham chiếu và giá mở cửa. Cả 2 loại giá này hoàn toàn khác nhau về cách xác định thời gian. Nếu như giá tham chiếu được quy đổi bằng những cách thức khác nhau trên mỗi sàn, thì giá mở cửa chỉ đơn giản là mức giá giao dịch khớp lệnh đầu tiên trong ngày. Trên sàn UPcom, giá mở cửa được thể hiện bằng phương thức đấu giá trong ngày, trong đó bao gồm giá mua và giá bán.
Cách tính giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền
Vào những ngày mà chứng chỉ quỹ và cổ phiếu và không được hưởng cổ tức hoặc hưởng các quyền kèm theo (thường được gọi là ngày giao dịch không hưởng quyền), để điều chỉnh theo giá trị cổ tức hoặc giá trị quyền, giá tham chiếu sẽ được dựa vào giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất. [caption id="attachment_20131" align="aligncenter" width="800"] Tính giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền[/caption] Có thể hiểu đơn giản, nếu giao dịch (mua/ bán) loại cổ phiếu vào những ngày này, các nhà đầu tư sẽ không được hưởng bất kỳ loại cổ tức hoặc các quyền kèm theo nào. Thị trường chứng khoán ngày càng trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng thu hút nhiều người tham gia. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về giá tham chiếu một cách tốt nhất. DSC chúc quý nhà đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:










