Khối lượng giao dịch là gì? Hướng dẫn cách xác định xu hướng bằng khối lượng giao dịch
Khối lượng chứng khoán giao dịch luôn đóng vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Nó thể hiện mức độ thanh khoản của một cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt hơn nữa, nếu kết hợp việc sử dụng bước giá và khối lượng trong phân tích, các nhà đầu tư có thể xác định xu hướng một cách dễ dàng và chính xác hơn. Vậy làm thế nào mà việc sử dụng khối lượng lại có thể xác định được xu hướng, hãy cùng DSC tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Khối lượng giao dịch là gì?
Khối lượng giao dịch (Volume) hay còn được coi là thanh khoản của một cổ phiếu cụ thể, dùng để chỉ số đơn vị chứng khoán được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định (thường được tính theo ngày).
Khối lượng giao dịch cho các nhà đầu tư thông tin về mức độ cung - cầu, thị trường sẽ cân bằng khi cung và cầu thỏa mãn lẫn nhau và ngược lại, việc cung - cầu chênh lệch hoặc không thoả mãnh nhau sẽ khiến 1 cổ phiếu hoặc thị trường bị mất thanh khoản, khiến khối lượng giao dịch giảm mạnh.
Cách xác định xu hướng bằng khối lượng giao dịch
Giá tăng và khối lượng cũng tăng
Việc giá và khối lượng cùng tăng với nhau được xem là một tín hiệu tích cực vì nó cho thấy việc giá cổ phiếu tăng cao là do khối lượng mua vào tăng cao. Điều này thể hiện những kì vọng tích cực về cổ phiếu, các nhà đầu tư sẵn sàng trả các mức giá cao hơn để mua vào.
Giá tăng nhưng khối lượng giảm
Khối lượng giao dịch giảm cho thấy lượng mua đang thất thế, các nhà đầu tư dần rút vốn ra khỏi cổ phiếu này và đứng ngoài quan sát do kỳ vọng vào cổ phiếu giảm đi. Đây được coi là trường hợp khá xấu đặc biệt nếu hiện tượng này xuất hiện trong cuối một xu hướng tăng mạnh bởi nó thể báo tín hiệu đảo chiều xu hướng, chuẩn bị cho 1 đà giảm sắp tới.
Giả giảm nhưng khối lượng tăng
Hiện tượng này có thể xảy ra trong 2 trường hợp, nếu đang trong xu hướng tăng, nó thể hiện một tín hiệu xấu rằng việc chốt lời mạnh của các nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu nó xảy ra trong một xu hướng giảm thì đó sẽ là tín hiệu đảo chiều bắt đáy của các nhà đầu tư.
Giá giảm và khối lượng cũng giảm
Đây là một dấu hiệu cho thấy cổ phiếu hoặc thị trường đang khá “Ảm đạm" khi cả bên mua và bên bán đều không muốn tạo ra giao dịch. Lực cầu do bên mua tạo ra yếu còn bên bán có phần mạnh hơn khiến giá cổ phiếu giảm nhưng cũng không tạo ra được lực cung quá mạnh.
Trên đây là bài viết giới thiệu về cách kết hợp sử dụng khối lượng giao dịch để xác định xu hướng trong phân tích kỹ thuật. DSC mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có những kiến thức bao quát hơn về mối quan hệ giữa giá và khối lượng, qua đó áp dụng thành công phương pháp này để xác định xu hướng trong giao dịch nhé!