

Chỉ báo khối lượng giao dịch là gì? Ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo khối lượng giao dịch trong chứng khoán
Tại các mốc quan trọng như hỗ trợ hoặc kháng cự trên thị trường chứng khoán luôn cần các chỉ báo để xác định tính đúng đắn của các tín hiệu xu hướng. Khối lượng là một trong những yếu tố quan trọng nhất có thể làm được điều đó. Ở bài viết này hãy cùng DSC tìm hiểu thêm về chỉ báo khối lượng trong giao dịch nhé.
Khối lượng trong thị trường tài chính là gì?
Khối lượng là giá trị giao dịch của loại tài sản nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như ở trong thị trường chứng khoán thì giá trị giao dịch mà người bán khớp lệnh với người mua trong một phiên giao dịch được gọi là khối lượng giao dịch một ngày.
Khối lượng thường được dùng để xác nhận các chỉ báo cũng như xem xét tính đúng đắn của xu hướng hiện tại. Các nhà đầu tư khi giao dịch xem xét đến khối lượng nên lưu ý những điều như sau:
-
Khi giá tăng đi kèm với khối lượng tăng mạnh: lực cầu đang rất lớn nên xu hướng tăng được hỗ trợ hoàn toàn bởi phe mua hay phe mua chấp nhận mọi giá để mua được tài sản;
-
Khi giá tăng đi kèm với khối lượng giảm mạnh: lực cầu đang chững lại và tài sản đang được thị trường xem là giao dịch đúng giá trị nội tại. Giá sẽ tiếp tục đi ngang cho tới khi có xác nhận xu hướng tiếp theo;
-
Khi giá giảm đi kèm với khối lượng tăng mạnh: lực cầu biến mất hoàn toàn và lượng cung dư thừa khiến giá rơi vào xu hướng giảm;
-
Khi giá giảm đi kèm với khối lượng giảm mạnh: giá đang xác định vùng đáy và sẽ có khả năng đi ngang tích lũy và chờ đợi nhịp hồi.
Các vùng đặc trưng của khối lượng
Vùng đỉnh
-
Trong một đà tăng mạnh, khi khối lượng bắt đầu xuất hiện tình trạng chững lại thì có thể xem là tín hiệu cho việc hình thành đỉnh mới;
-
Sau khi giá hình thành nên đỉnh thì có thể sẽ tích lũy đi ngang hoặc điều chỉnh trước khi xác nhận giá sẽ đảo chiều hay tiếp diễn.
Vùng đáy
-
Trong một đà giảm mạnh, khi khối lượng bắt đầu xuất hiện tình trạng chững lại thì có thể xem là tín hiệu cho việc hình thành đáy mới;
-
Tương tự như đỉnh, đáy ở đây có thể hồi phục sau đó tiếp tục đi ngang và giảm hoặc đảo chiều tăng trở lại.
Như vậy ta có thể kết luận được rằng một xu hướng tăng tốt sẽ bao gồm khối lượng tăng dần tại các nhịp tích lũy cho đến khi giá tăng và khối lượng nhỏ cho nhịp rũ bỏ hay còn gọi là điều chỉnh kỹ thuật.
Hy vọng qua bài viết trên các nhà đầu tư có thêm kiến thức về chỉ báo khối lượng cũng như áp dụng chúng vào xu hướng giá khi đầu tư. Chúc các bạn luôn thành công!









