Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Chỉ báo Ultimate Oscillator (UO) là gì? Ứng dụng chỉ báo Ultimate Oscillator để xác định tín hiệu MUA/BÁN cổ phiếu

Chỉ báo Ultimate Oscillator (UO), còn được biết đến với cái tên chỉ báo dao động cuối cùng, là một chỉ báo dao động động lượng được tạo ra để nắm bắt động lượng qua ba khung thời gian khác nhau.

ultimate-oscillator.png

Phân tích chỉ báo Ultimate Oscillator

Chỉ báo UO sử dụng 3 khung thời gian khác nhau để tránh những tín hiệu sai của những chỉ báo khác. Có những chỉ báo dao động động lượng tăng mạnh khi bắt đầu một xu hướng mạnh nhưng cuối cùng nó đều hình thành phân kỳ âm khi xu hướng tiếp tục. Điều này được cho là vì những chỉ báo này chỉ sử dụng 1 khung thời gian duy nhất. Chỉ báo UO sử dụng áp lực mua để có thể tạo ra những tín hiệu và khi chỉ báo này tăng thì có nghĩa là áp lực mua đang tăng lên và ngược lại khi chỉ báo này giảm thì áp lực mua giảm đi.

Chỉ báo UO đo lường động lượng ở ba khung thời gian khác nhau, với khung thời gian thứ hai gấp đôi khung thời gian thứ nhất và khung thời gian thứ ba gấp đôi khung thời gian thứ hai. Đương nhiên là khung thời gian ngắn nhất hay khung thời gian thứ nhất sẽ là khung thời gian quan trọng nhất nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua khung thời gian dài nhất hay khung thời gian thứ ba vì nó làm giảm những tín hiệu phân kỳ không đúng. Điều này vô cùng quan trọng vì một tín hiệu mua cơ bản dựa vào phân kỳ dương và tín hiệu bán cơ bản dựa vào phân kỳ âm.

Ứng dụng chỉ báo Ultimate Oscillator để xác định tín hiệu MUA/BÁN cổ phiếu

Tín hiệu mua

Có ba bước để hình thành một tín hiệu. Đầu tiên, tín hiệu phân kỳ dương được hình thành giữa chỉ báo và giá chứng khoán. Điều này có nghĩa là chỉ báo hình thành mức thấp cao hơn mức thấp trước đó khi giá tạo ra mức thấp thấp hơn trước đó, điều này chúng ta thấy động lượng giảm đã yếu đi. Thứ hai, mức thấp nhất của phân kỳ dương phải dưới mốc 30, để đảm bảo rằng giá đang ở vùng quá bán hoặc ở mức tương đương. Thứ ba, chỉ báo cần phải vượt qua được mức cao của phân kỳ dương.

Biểu đồ ở trên của HCM sử dụng chỉ báo UO (7,14,28), chỉ báo hiển thị ở vùng quá bán vào khoảng tháng 4/2022 và sau đó hình thành một phân kỳ dương với mức thấp cao trong khi giá hình thành đáy thấp hơn vào tháng 6/2022. Trên thực tế, chúng ta cũng nên sử dụng thêm tín hiệu giao cắt đường trung tâm để làm tín hiệu xác nhận cho một nhịp hồi phục, như trong ví dụ đến cuối tháng 7 thì chỉ báo mới vượt qua mốc. Cũng giống như những chỉ báo dao động động lượng khác, đường trung tâm, như ở trong chỉ báo là mốc 50, được sử dụng để có thể làm tín hiệu xác định xu hướng của cổ phiếu, ví dụ như ở trên đường 50 thì chỉ báo ở xu hướng tăng còn ở dưới đường 50 thì chỉ báo ở xu hướng giảm. Có một điều chúng ta có thể chú ý thêm là HCM đã vượt qua đường xu hướng được kẻ như trong hình và đồng thời vượt qua kháng cự ngắn hạn được kẻ ở cuối tháng 6.

Tín hiệu bán

Cũng giống như việc tìm tín hiệu mua, chúng ta cũng có 3 bước để tìm được tín hiệu bán. Đầu tiên, ta có phân kỳ âm xuất hiện. Thứ hai, chỉ báo cần có mức cao ở mức trên 70. Thứ ba, chỉ báo đi xuống dưới mức thấp của phân kỳ âm để xác nhận sẽ có đảo chiều xu hướng.

Biểu đồ SSI ở trên đã hình thành một đỉnh vào tháng 8/2022 khi chỉ báo UO cũng đồng thời vượt qua mức 70 tức là vùng quá mua và sau đó đến cuối tháng này khi đường giá hình thành một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước thì chỉ báo cũng hình thành một đỉnh mới thấp hơn đỉnh trước, tạo thành một phân kỳ âm. Sau đó đến đầu tháng 9 thì chỉ báo đã đi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ chính là đường kẻ ngang như ở hình và đó chính là tín hiệu xác nhận tín hiệu đảo chiều xu hướng. Chúng ta cũng có thể nhận ra rằng chỉ báo cũng đã dao động một khoảng thời gian ngắn ở mốc 50 và sau đó cũng đã đi xuống dưới mốc trung tâm này, điều đó giúp chúng ta xác nhận chắc chắn hơn về tín hiệu đảo chiều xu hướng.

Khung thời gian áp dụng chỉ báo Ultimate Oscillator

Chỉ báo UO có thể được sử dụng ở những khung thời gian khác nhau như ngày, tuần, tháng. Trên thực tế, sẽ có những lúc chúng ta cần phải điều chỉnh những trọng số của chỉ báo để có thể có những tín hiệu quá mua và quá bán vì đó là những yếu tố cần có để tạo nên tín hiệu mua và bán. Với những cổ phiếu có độ biến động thấp, chúng ta có thể điều chỉnh các trọng số để rút ngắn khung thời gian để chỉ báo có độ nhạy cao hơn ví dụ như điều chỉnh xuống (4,8,16). Ngược lại với những cổ phiếu có độ biến động thấp thì chúng ta có thể làm dài hơn khung thời gian để giảm độ nhạy của chỉ báo.

Kết luận

Tóm lại, chỉ báo Ultimate Oscillator (UO) là một chỉ báo dao động động lượng sử dụng 3 khung thời gian khác nhau. Thường thì chúng ta sẽ có những tín hiệu từ phân kỳ âm và phân kỳ dương, ngoài ra có thể sử dụng mức trung tâm để xem xem xu hướng nào đang mạnh hơn. Chỉ báo UO, cũng giống như những chỉ báo khác, nên được sử dụng kết hợp với những chỉ báo khác và khía cạnh khác của kỹ thuật để xác nhận tín hiệu chắc chắn hơn.

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

button_top5.png
Nội dung liên quan
Ultimate Oscillator
Chỉ báo
Phân tích kỹ thuật
Bài viết nhiều người xem
Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
9295 lượt xem
Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
7783 lượt xem
Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
6997 lượt xem
Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
6191 lượt xem
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
5409 lượt xem
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
5385 lượt xem
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
5342 lượt xem
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
5235 lượt xem
Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
5199 lượt xem
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
5164 lượt xem
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI