Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Chỉ báo Vortex Indicator (VI) là gì? Ứng dụng chỉ báo Vortex trong xác định xu hướng giá cổ phiếu

Chỉ báo Vortex Indicator (VI) là gì?

Chỉ báo Vortex Indicator (VI) hay còn được gọi là chỉ báo lốc xoáy, là chỉ báo kỹ thuật bao gồm hai bộ dao động nắm bắt chuyển động xu hướng tích cực và tiêu cực. Chỉ báo này khá dễ để phân tích: tín hiệu tăng giá xuất hiện khi chỉ báo xu hướng tích cực vượt lên trên chỉ báo xu hướng tiêu cực hoặc một mức quan trọng.

Tín hiệu giảm giá xuất hiện khi chỉ báo xu hướng tiêu cực vượt lên trên chỉ báo xu hướng tích cực hoặc một mức quan trọng. Chỉ báo Vortex ở trên hoặc dưới các mức này, có nghĩa là nó luôn có xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng.

Ý nghĩa của chỉ báo Vortex

Chỉ báo Vortex có thể được sử dụng để tìm ra sự bắt đầu của một xu hướng hoặc xác nhận hướng của xu hướng. Đầu tiên, giao cắt của hai chỉ báo có thể được coi là tín hiệu bắt đầu xu hướng. Sau đó, xu hướng sẽ có thể đi theo 2 trường hợp: tăng khi +VI ở trên -VI hoặc giảm khi +VI ở dưới - VI.

Một tín hiệu khác cũng có thể sử dụng chính là sự giao cắt của hai chỉ báo ở trên hay ở dưới một mức nào đó có thể cho chúng ta tín hiệu của một trend bắt đầu và những mức đó có thể được sử dụng để xác nhận hướng của xu hướng.

Ứng dụng chỉ báo Vortex trong xác định xu hướng giá cổ phiếu

Tín hiệu Giao cắt

Tín hiệu giao cắt là tín hiệu dễ nhìn và tìm thấy khi +VI và -VI giao nhau. Biểu đồ với khung thời gian tuần của SSI dưới đây cho chúng ta thấy trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2022 thì nhìn chung có 2 giai đoạn là giai đoạn tăng và giai đoạn giảm. Giai đoạn tăng tính từ tháng 6/2020 khi đường +VI giao cắt lên trên đường -VI và đến tận đầu năm 2022 thì +VI cắt xuống dưới -VI và giai đoạn giảm xuất hiện. Chúng ta để ý rằng trong cả 2 giai đoạn tăng và giảm cũng đều có những lúc tín hiệu xảy ra sai sót (whipsaw) và trên thực tế đấy là điều bình thường vì đây cũng là một chỉ báo thông thường.

[caption id="attachment_20388" align="aligncenter" width="774"]Ứng dụng chỉ báo Vortex để xác định Tín hiệu Giao cắt Ứng dụng chỉ báo Vortex để xác định Tín hiệu Giao cắt[/caption]

Một ví dụ tiếp theo về biểu đồ của HCM ở khung thời gian ngày sử dụng chỉ báo Vortex 14 ngày. Chúng ta cùng để ý đoạn từ tháng 2 đến tháng 3/2022. Sau khi đường -VI đang ở trên và cắt xuống dưới +VI thì cổ phiếu đi vào giai đoạn tích lũy đi ngang, chúng ta cũng có thể thấy ở cả chỉ báo xuất hiện giao cắt liên tục của +VI và -VI.

Trên biểu đồ có 2 đường thẳng chính là hỗ trợ kháng cự của cổ phiếu ở giai đoạn này và đường giá cũng giao động trong khoảng này. -VI sau đó cắt lên trên +VI một lần nữa và cũng có một tín hiệu giả vào tháng 4 khi -VI cắt xuống dưới +VI nhưng sau đó ngay lập tức -VI cắt lên trên trở lại. Sau đó cổ phiếu tiếp tục xu hướng giảm cho đến tháng 6/2022. Trên thực tế, chúng ta cũng có thể tìm tín hiệu thông qua mức 1 là mức quan trọng để xác nhận một xu hướng. Giao cắt ở trên mức 1 và +VI ở trên mức 1 có thể xác nhận cho một xu hướng tăng và ngược lại giao cắt ở trên mức 1 và -VI ở trên mức 1 có thể xác nhận cho một xu hướng giảm.

[caption id="attachment_20387" align="aligncenter" width="767"]Ví dụ Ứng dụng chỉ báo Vortex Indicator trong giao dịch chứng khoán Ví dụ Ứng dụng chỉ báo Vortex Indicator trong giao dịch chứng khoán[/caption]

Sử dụng ngưỡng của VM

Chúng ta có thể giảm tín hiệu bằng cách đặt những ngưỡng tín hiệu mà ở trên và ở dưới mức 1, lưu ý là kể cả ở trên và ở dưới thì mức chênh lệch rất nhỏ. Tín hiệu xu hướng tăng có thể chia làm 2 phần: xu hướng giảm yếu đi và xu hướng tăng mạnh lên. -VI sẽ yếu đi và di chuyển xuống dưới .90 khi mà xu hướng tăng bắt đầu.

Sau khi có dấu hiệu suy yếu ở xu hướng giảm, xu hướng tăng, chính là +VI sẽ di chuyển lên trên 1.1 để hoàn thành một tín hiệu cho xu hướng tăng. Tín hiệu tăng này sẽ tiếp tục cho đến khi có tín hiệu giảm xuất hiện. Ngược lại chúng ta cũng có thể tự suy luận xem một xu hướng giảm sẽ diễn ra như thế nào. Đầu tiên, +VI đi xuống dưới .90 và sau đó -VI sẽ tăng lên trên 1.10.

[caption id="attachment_20386" align="aligncenter" width="759"]Sử dụng ngưỡng của VM để xác định xu hướng tăng_giảm Sử dụng ngưỡng của VM để xác định xu hướng tăng/giảm[/caption]

Biểu đồ ở bên trên của SSI cho chúng ta thấy chỉ báo Vortex có khá nhiều tín hiệu giao cắt giữa hai đường -VI và +VI nhưng trên thực tế chỉ có 3 giao cắt mà chúng ta có thể sử dụng làm tín hiệu ngưỡng trong khoảng thời gian 9 tháng. Ở tín hiệu đầu tiên diễn ra vào tháng 3/2022, chỉ sau khi hai đường +VI và -VI cắt nhau thì +VI tiếp tục di chuyển xuống dưới .90 trong khi gần như ngay sau đó -VI cắt lên trên 1.10 và điều này cũng có thể xác nhận đây là một tín hiệu cho xu hướng giảm.

Chúng ta có thể để ý vào cuối tháng 5 thì cũng có một tín hiệu giao cắt và xu hướng giảm yếu đi khi chúng ta thấy -VI đi xuống dưới .90 và +VI đi lên chạm mốc 1.10, Đây không phải tín hiệu đảo chiều hẳn khi +VI không đi vượt quá được 1.10 và sau đó vào giữa tháng 6 thì xu hướng giảm lại tiếp tục.

Trên thực tế, việc giảm khung thời gian của chỉ báo sẽ làm tăng độ nhạy của chỉ báo cũng như có nhiều tín hiệu vượt qua ngưỡng hơn. Chúng ta có thể sử dụng ở khung thời gian 23 ngày nhưng để có nhiều độ nhạy chúng ta có thể chỉnh xuống ngưỡng 14 ngày.

Ở biểu đồ phía dưới của HCM sử dụng chỉ báo Vortex 14 ngày và chúng ta có thể thấy chỉ báo có rất nhiều tín hiệu xu hướng tăng và giảm. Từ tháng 9 đến tháng 11/2021 thì đã hình thành một mẫu hình cái nêm hướng xuống và sau đó đường giá đã vượt lên trên đường kháng cự cũng như đường xu hướng được kẻ, chỉ báo cũng có tín hiệu giao cắt khi +VI vượt lên trên -VI và vượt qua ngưỡng 1.10.

Từ tháng 5 đến tháng 6/2021 thì đường giá có hình thành một mẫu hình cái nêm tăng nhưng sau đó đường giá đã đi xuống dưới, phá vỡ mẫu hình cái nêm và có một nhịp giảm mạnh, điều này được xác nhận, tương tự giống như trường hợp đầu, -VI vượt lên trên +VI và sau đó -VI cũng đã vượt qua ngưỡng 1.10.

Sau đó đến tháng 7/2021 thì đường giá tăng vượt lên trên đường xu hướng, là tín hiệu đảo chiều và đồng thời chỉ báo cũng có đầy đủ tín hiệu của một xu hướng tăng sẽ bắt đầu. Việc sử dụng chỉ báo một mình sẽ không đem lại hiệu quả cao mà chúng ta nên sử dụng với những khía cạnh khác của kỹ thuật và những chỉ báo khác.

[caption id="attachment_20385" align="aligncenter" width="860"]Ví dụ Sử dụng ngưỡng của VM để xác định xu hướng tăng/giảm Ví dụ Sử dụng ngưỡng của VM để xác định xu hướng tăng/giảm[/caption]

Tóm lại, chỉ báo Vortex là chỉ báo khá đặc biệt vì nó cho chúng ta những tín hiệu khá rõ ràng cũng như giúp chúng ta xác nhận xu hướng. Cũng giống như những chỉ báo khác, chỉ báo này có thể sử dụng ở những khung thời gian khác nhau cũng như nhiều loại chứng khoán. Nếu chúng ta sử dụng ở khung thời gian tuần và tháng thì chỉ báo Vortex sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể về xu hướng đang diễn ra hoặc sắp tới. Sau khi xác định xu hướng tuần hoặc tháng, chúng ta có thể sử dụng chỉ báo ở khung thời gian ngày để có thể tìm những tín hiệu của xu hướng tăng hoặc giảm tùy theo xu hướng ở biểu đồ tuần hoặc tháng.

=> Xem thêm: Giao dịch theo xu hướng (Trend Following) là gì? Hướng dẫn chi tiết chiến lược giao dịch theo xu hướng

Nội dung liên quan
Vortex Indicator
Chỉ báo
Phân tích kỹ thuật
Bài viết nhiều người xem
Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
9257 lượt xem
Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
7599 lượt xem
Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
6851 lượt xem
Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
6182 lượt xem
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
5378 lượt xem
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
5347 lượt xem
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
5269 lượt xem
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
5196 lượt xem
Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
5092 lượt xem
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
5086 lượt xem
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI