Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Tìm hiểu chiến lược giao dịch với đường trung bình động MA của Arthur Hill

    Một cách sử dụng phổ biến cho đường trung bình động là phát triển các hệ thống giao dịch đơn giản dựa trên sự giao nhau của các MA này. Một hệ thống giao dịch sử dụng hai MA sẽ đưa ra tín hiệu mua khi đường trung bình động ngắn hơn (nhanh hơn) vượt lên trên đường trung bình động dài hơn (chậm hơn). Một tín hiệu bán sẽ được đưa ra khi đường trung bình động ngắn hơn cắt xuống bên dưới đường trung bình động dài hơn. Tốc độ của hệ thống và số lượng tín hiệu được tạo ra sẽ phụ thuộc vào độ dài của các đường trung bình động. Các hệ thống đường trung bình dộng ngắn hơn sẽ nhanh hơn, tạo ra nhiều tín hiệu hơn và nhanh nhẹn để nhập cuộc sớm. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ tạo ra nhiều tín hiệu sai hơn các hệ thống có đường trung bình động dài hơn. Đối với Chỉ số VNINDEX, sự giao nhau của đường trung bình động hàm mũ 20/50 đã được sử dụng để tạo ra tín hiệu. Khi đường MA 20 tuần di chuyển trên đường MA 50 ngày, tín hiệu mua đang có hiệu lực. Khi đường MA 20 ngày giảm xuống dưới đường MA 50 ngày, tín hiệu bán đang có hiệu lực. Như với tất cả các hệ thống theo dõi xu hướng, các tín hiệu hoạt động tốt khi cổ phiếu phát triển một xu hướng mạnh, nhưng không hiệu quả khi cổ phiếu đi ngang trong một vùng biên độ. Một số điểm mua mang lại hiệu quả rất tốt trong giai đoạn thị trường có xu hướng tăng khi sử dụng hệ thống này. Tuy nhiên trong giai đoạn thị trường đi ngang, phần lợi nhuận đó có thể bị bào mòn đi. Nhìn chung, hệ thống sẽ có lãi trong khoảng thời gian được hiển thị. Vẫn là chỉ số VNINDEX với chiến lược 2 đường trung bình động (MA10 và MA20) nhưng ở đây ta sẽ kết hợp thêm chỉ báo dao động giá PPO. Khi mà 2 đường trung bình động giao cắt nhau thì chỉ số PPO sẽ đi qua mức 0. Chúng ta sẽ thêm 2 mức -2% (đường màu đỏ) và +2% (đường màu xanh) vào thang đo chỉ số PPO. Khi mà đường PPO cắt qua đường màu xanh (+2%) nghĩa là đường MA10 đã cắt lên trên MA20 và cao hơn MA20 2%. Khi này, chúng ta sẽ thực hiện một lệnh mua. Làm tương tự với chiều bán. Có một vài tín hiệu tốt, nhưng cũng có một số điều đáng tiếc. Mặc dù phụ thuộc nhiều vào các điểm vào và ra chính xác, tôi tin rằng có thể kiếm được lợi nhuận khi sử dụng hệ thống này, nhưng không phải là lợi nhuận lớn và có lẽ không đủ để biện minh cho rủi ro. Cổ phiếu không giữ được xu hướng và cắt lỗ chặt chẽ sẽ được yêu cầu để chốt lợi nhuận. Một điểm dừng hoặc sử dụng Parabolic SAR có thể giúp khóa lợi nhuận. Hệ thống giao nhau của đường trung bình động có thể hiệu quả, nhưng nên được sử dụng cùng với các khía cạnh khác của phân tích kỹ thuật (mô hình, chân nến, động lượng, khối lượng, v.v.). Mặc dù có thể dễ dàng tìm thấy một hệ thống hoạt động tốt trong quá khứ, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ hoạt động trong tương lai.
    Nội dung liên quan
    Chiến lược đầu tư
    MA
    Phân tích kỹ thuật
    Bài viết nhiều người xem
    Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
    10171 lượt xem
    Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
    Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
    8602 lượt xem
    Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
    Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
    7533 lượt xem
    Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    6653 lượt xem
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    5880 lượt xem
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    5780 lượt xem
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    5696 lượt xem
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    5648 lượt xem
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    5634 lượt xem
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
    5385 lượt xem
    Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI