Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Fibonacci là gì? Cách sử dụng dãy Fibonacci trong giao dịch chứng khoán

    Hiện nay, các chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến để có thể xác nhận được các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của thị trường. Ở bài viết này hãy cùng DSC tìm hiểu thêm về công cụ giao dịch về Fibonacci để có thể dễ dàng xác nhận được các ngưỡng trong giao dịch.

    Fibonacci là gì?

    Fibonacci là một dãy số được nhà toán học Leonardo Pisano Bogollo phát hiện ra. Nó như một quy luật hiển nhiên của vũ trụ vì vậy dãy Fibonacci thường xuất hiện ở khắp nơi trong thiên nhiên. Nó đã từng xuất hiện trong bài toán con thỏ, con ong đực, các cánh hoa,...

    Dãy số chuỗi Fibonacci là vô hạn và bằng tổng của 2 số liền trước cộng lại với nhau: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34,…

    Vì dãy số này nắm giữ nhiều quy luật của vũ trụ cùng với tỷ lệ vàng và số Pi, người ta đã thử áp dụng nó vào trong giao dịch tài sản và thấy rằng tiềm năng thu được lợi nhuận là rất cao.

    Các loại Fibonacci được sử dụng trong chứng khoán

    Trong giao dịch chứng khoán, họ sử dụng 3 loại Fibonacci phổ biến nhất như sau:

    Fibonacci Retracement

    Là các mức thường xảy ra phản ứng khi đường giá thoái lui về một mức cụ thể. Tại đây các mức giá có thể đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự cho đường giá trong tương lai.

    Các cấp độ thể hiện bằng một phần điều chỉnh lại của giá. Những phần này là tỷ lệ của mức giá điều chỉnh trước khi tiếp tục đi theo các xu hướng trước đó. Các cấp độ Fibonacci Retracement theo thứ tự từ bé đến lớn là 23,6%, 38,2%, 61,8% và 78,6%. Ngoài ra 50% cũng được sử dụng rất phổ biến.

    Fibonacci Fans

    Tương tự như Fibonacci thoái lui, các ngưỡng ở Fibonacci quạt cũng lần lượt là 25%, 38.2%, 50%, 61.8%, 75%. Ngoài ra các đường ở Fibonacci Fans sẽ tỏa ra như cách quạt thể hiện những ngưỡng hỗ trợ kháng cự khác nhau.

    Fibonacci Arc

    Tương tự với các ngưỡng như trên, Fibonacci Arc hay còn gọi là cánh cung thể hiện các đường hỗ trợ kháng cự theo hình bán nguyệt.

    Lưu ý: mặc dù Fibonacci Trading được sử dụng khá phổ biến nhưng Fibonacci Retracement là loại công cụ Fibonacci có tính thực chiến và hiệu quả cao nhất.

    Fibonacci Retracement trong giao dịch được sử dụng như thế nào?

    Nhà đầu tư có thể áp dụng các mốc Fibonacci Retracement để tìm điểm mua, xác định giá mục tiêu, hoặc hỗ trợ cho hoạt động chốt lời và cắt lỗ.

    Ví dụ: cổ phiếu HPG ở khung D1 sau khi điều chỉnh về mức 23,6% và bật tăng. Đây là cơ hội để nhà đầu tư đặt lệnh mua vào và đặt mức cắt lỗ ở mức 38,2%, vì nếu giá đi xuống qua ngưỡng này chứng tỏ kịch bản đặt ra đã sai.

    Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu cho đến khi đường giá lại điều chỉnh về mức hỗ trợ 23,6%. Tại đây nhà đầu tư có thể chốt một phần lợi nhuận hoặc tiếp tục mua vào thêm và có thể chốt lời khi đường giá quay trở lại kháng cự cũ.

    Hy vọng qua bài viết trên nhà đầu tư có thêm được kiến thức thú vị về Fibonacci và các loại chỉ báo Fibonacci từ đó có thể áp dụng vào giao dịch. Chúc các bạn luôn thành công!

    Nội dung liên quan
    Fibonacci
    Chỉ báo
    Phân tích cơ bản
    Bài viết nhiều người xem
    Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
    10172 lượt xem
    Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
    Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
    8604 lượt xem
    Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
    Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
    7533 lượt xem
    Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    6653 lượt xem
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    5879 lượt xem
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    5780 lượt xem
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    5696 lượt xem
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    5649 lượt xem
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    5634 lượt xem
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
    5386 lượt xem
    Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI