Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Khoảng trống giá (Gap) là gì? 4 Mô hình Gap phổ biến trong phân tích kỹ thuật

    Khoảng trống giá (GAP) là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Các khoảng trống giá có thể kết hợp với các cây nên trên đồ thị giá để tạo ra các mô hình khoảng trống giá khác nhau. Dưới đây DSC xin gửi tới các bạn bài viết giới thiệu chi tiết về khoảng trống giá và các mô hình phổ biến của nó.

    Khoảng trống giá là gì? Đặc điểm của khoảng trống giá

    Khoảng trống giá (GAP) là từ dùng để chỉ khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch hay giữa 2 cây nến liên tiếp cạnh nhau xuất trên biểu đồ. Khoảng trống giá xảy ra là do sự thay đổi đột ngột về mức giá, khiến một vài bước giá bị “nhảy qua" và không có giao dịch tại các bước giá này. Độ rộng của khoảng giá trống được xác định bằng 2 cách:

    • Trong một xu hướng giảm: Độ rộng của khoảng trống giá được tính bằng khoảng cách giữa điểm thấp nhất của cây nến phía trước đến điểm cao nhất của cây nến phía sau;

    • Trong một xu hướng tăng: Độ rộng của khoảng trống giá được tính bằng khoảng cách giữa điểm cao nhất của cây nến phía trước đến điểm thấp nhất của cây nến phía sau.

    4 Mô hình khoảng trống giá phổ biến trên thị trường chứng khoán

    Có rất nhiều các mô hình được tạo nên bởi khoảng trống giá và các cây nến xung quanh, tuy nhiên sau đây sẽ là 4 mô hình phổ biến nhất về khoảng trống giá:

    Common GAP (Khoảng trống giá thông dụng)

    Common GAP là loại khoảng trống giá thông dụng nhất và hay gặp nhất trong phân tích kỹ thuật. Loại khoảng trống giá này thường có tính tạm thời, nó thường được tạo ra trong những sự kiện đặc biệt của doanh nghiệp làm tâm lý của các nhà đầu tư cực phấn khích hoặc cực hoảng loạn, dẫn đến việc bước giá bỗng nhiên tăng vọt hoặc giảm vọt mà bỏ qua các bước giá trống ở giữa không có giao dịch.

    Tuy nhiên ngay sau đó thì khoảng trống này cũng sẽ bị lấp kín, tuy vậy không phải lúc nào nó cũng được lấp trống. Common GAP được coi là một tín hiệu yếu và nó không làm ảnh hưởng nhiều đến các giao dịch.

    Breakaway GAP (Khoảng trống giá phá vỡ)

    Breakaway GAP hay còn được gọi là GAP phá vỡ. Sự xuất hiện của loại khoảng trống giá này là tín hiệu của việc các nhà đầu tư cổ phiếu hay thị trường đang có sự thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý, có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực hơn.

    “Breakaway" trong tiếng Anh có nghĩa là phá vỡ, điều này giải thích cho tính chất của loại GAP này đó chính là nõ sẽ phá vỡ hay “break out" sự tích luỹ trước đó. Loại khoảng trống giá này đôi khi sẽ không được lấp đầy mà giá sẽ tăng/giảm theo quán tính, tuy nhiên nếu giá có dấu hiệu quay lại để lấp khoảng trống thì đây sẽ được coi là một tín hiệu tốt, phù hợp để các nhà đầu tư cân nhắc thực hiện giao dịch.

    Runaway GAP (Khoảng trống giá tiếp diễn)

    Runaway GAP or Measuring GAP hay còn được gọi là GAP tiếp diễn. Đây là loại khoảng trống giá thường xuất hiện và tiếp diễn trong một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh mẽ của một mã cổ phiếu.

    “Runway” trong tiếng Anh có nghĩa là “chạy trốn" hoặc “chạy đi", nó phần nào giải thích cho đặc điểm của loại khoảng trống giá này đó chính là không bị bước giá quay lại lấp đầy mà thay vào đó các bước giá sau khi tạo khoảng trống sẽ vẫn tiếp tục xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Loại GAP này đại diện cho tâm lý phấn khích hoặc sợ hãi quá mức của các nhà đầu tư dẫn đến việc mặc dù giá tạo GAP nhưng vẫn không có xu hướng điều chỉnh trong ngắn hạn.

    Exhaustion GAP (Khoảng trống giá kiệt sức)

    Exhaustion GAP hay còn được gọi làGAP kiệt sức. Đúng như tên gọi của nó, khoảng trống này thường xuất hiện cuối 1 xu hướng tăng mạnh trước đó và báo hiệu cho đà tăng đã dần kiệt sức, chuẩn bị cho một sự đảo chiều xu hướng. Độ tin cậy của GAP kiệt sức nếu kết hợp cùng việc khối lượng giao dịch tăng mạnh sẽ được củng cố.

    Loại khoảng trống giá này được xem là những nỗ lực cuối cùng của phe mua, các nhà đầu tư tạo một đợt tăng giá hưng phấn cuối trước khi hoàn toàn kiệt sức và bắt đầu vào giai đoạn giảm giá.

    Mô hình Island Reversal được tạo thành bởi GAP tăng và GAP giảm

    Island Reversal hay còn được gọi là mẫu hình “Hòn đảo cô đơn", là một trong những mô hình khoảng trống giá rất đặc biệt, từ tên gọi cho đến đặc điểm và bên cạnh đó thì nó cũng khá là hiếm gặp. Giống với tên gọi của nó, mẫu hình hòn đảo cô đơn được tạo thành bởi 2 khoảng trống giá: một khoảng trống giá tăng và một khoảng trống giá giảm.

    2 Khoảng trống giá này làm cô lập một nhóm các cây nến với nhau, tạo hình “hòn đảo” bị tách biệt so với “đất liền". Đây là một mẫu hình đảo chiều xu hướng, sự xuất hiện của mẫu hình này báo hiệu cho sự đảo chiều mạnh mẽ của giá sắp xảy ra.

    Trên đây là bài viết giới thiệu về khoảng trống giá và các mô hình phổ biến được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. DSC mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thể ứng dụng những kiến thức trên và giao dịch thành công nhé!

    Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

    Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

    button_top5.png
    Nội dung liên quan
    GAP
    Phân tích kỹ thuật
    Bài viết nhiều người xem
    Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
    10178 lượt xem
    Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
    Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
    8619 lượt xem
    Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
    Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
    7538 lượt xem
    Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    6661 lượt xem
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    5881 lượt xem
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    5791 lượt xem
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    5701 lượt xem
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    5658 lượt xem
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    5637 lượt xem
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
    5388 lượt xem
    Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI