Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Nến Doji là gì? Ứng dụng mẫu hình nến Doji vào giao dịch chứng khoán

    Mẫu hình nến Doji là một trong những mẫu hình đặc biệt là độc đáo nhất trong phân tích kỹ thuật. Do sự đặc biệt của mẫu hình nến này mà nó thường ít xuất hiện và hay bị nhầm lẫn với các loại nến khác. Trong bài viết dưới đây, DSC sẽ giới thiệu tới các bạn về mẫu hình nến Doji cũng như cách sử dụng nó trong phân tích nhé!

    Nến Doji là gì?

    Doji là tên gọi của một mẫu hình nến mà trong đó phiên giao dịch tạo nên cây nến Doji có mức giá đóng cửa bằng với mức giá mở cửa. Về mặt hình dạng, nến Doji cơ bản gồm 1 thanh dài nằm dọc và 1 thanh ngắn nằm ngang, tạo hình có thể giống như một dấu “+”, hình chữ thập hoặc hình chữ thập lộn ngược.

    Đây là một loại nến ít khi gặp trong giao dịch. Doji là một từ phiên âm trong tiếng Nhật, tạm dịch có nghĩa là sai sót hoặc nhầm lẫn, nhằm ám chỉ đến việc giá mở cửa và đóng cửa bằng nhau có thể gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư.

    Các mẫu hình nến Doji phổ biến và ý nghĩa của chúng

    Nến Doji thông thường (Common Doji)

    • Cấu tạo: Nến Doji thông thường là loại nến Doji hay gặp nhất trên thị trường, nó có cấu tạo giống hình dấu “+” với 2 phần bóng nến không quá dài.

    • Ý nghĩa: Đối với Doji thông thường, cây nến này sẽ không mang quá nhiều ý nghĩa nếu nó chỉ đứng một mình. Để xác định được ý nghĩa của cây nến này, các nhà đầu tư sẽ cần phải xem xét hoàn cảnh và xu hướng xu quanh của nó trước khi đưa ra đánh giá.

    Nến Doji chân dài (Long legged Doji)

    • Cấu tạo: Nến Doji chân dài có cấu tạo gồm phần thân nến giống các loại Doji khác rất hẹp do giá đóng cửa và mở cửa bằng nhau. Đúng như tên gọi của nó, cây nến này có phần bóng nến cả trên và dưới khá dài, đây chính là điểm phân biệt Doji chân dài với Doji thông thường.

    • Ý nghĩa: Sự xuất hiện của Doji chân dài thể hiện cho sự giằng co mạnh mẽ trong phiên giữa phe mua và phe bán. Các bóng nến thể hiện rằng mức giá của cổ phiếu đã từng có lúc lên cao hoặc xuống thấp như vậy, tuy nhiên đến kết phiên đóng cửa thì hai phe đã bất phân thắng bại khiến giá đóng cửa trùng với giá mở cửa.

    Nến Doji bia mộ (Gravestone Doji)

    • Cấu tạo: Đây là mẫu hình nến có hình dạng như chữ “T" nhưng lộn ngược, hay tượng hình hơn thì nó giống với chiếc bia mộ (phần bóng nến trên) đang cắm xuống mặt đất (phần thân nến). Nến có phần bóng nến trên rất dài, không có phần bóng nến dưới hoặc nếu có thì rất ngắn không đáng kể. Phần thân nến vẫn có hình dạng dẹt như các loại Doji khác và nó nằm ở ngay phía trên cùng của cây nến.

    • Ý nghĩa: Doji bia mộ có ý nghĩa đặc biệt khi nó xuất hiện ở gần cuối xu hướng tăng, đó sẽ là tín hiệu của việc đảo chiều xu hướng sắp diễn ra. Để hình thành được cây nến này, cổ phiếu cần có giá mở cửa ở mức khá thấp, trong phiên, phe mua đã có những lúc dành được ưu thế đẩy giá lên cao, tuy nhiên khi đóng cửa thì lực bán mạnh lại đẩy giá cổ phiếu về với mức giá mở cửa - đồng thời cũng là mức giá thấp nhất trong phiên.

    Nến Doji chuồn chuồn (Dragonfly Doji)

    • Cấu tạo: Sở dĩ nến có tên gọi như vậy là bởi vì nó có cấu tạo giống như chữ “T" và tượng hình giống với hình con chuồn chuồn. Nến Doji chuồn chuồn có phần bóng nến dưới rất dài, bóng nến trên không có hoặc nếu có thì rất ngắn không đáng kể. Phần thân nến vẫn có hình dạng dẹt như các loại Doji khác và nó nằm ở ngay phía trên cùng của cây nến.

    • Ý nghĩa: Cổ phiếu có khả năng mở cửa ở mức giá cao, sau đó phe bán trong phiên đã có lúc chiếm ưu thế khiến đẩy mức giá xuống dưới rất thấp. Tuy nhiên tới cuối phiên thì phe mua đã chống trả quyết liệt và đẩy giá đóng cửa về bằng với giá mở cửa - đây đồng thời cũng là mức giá cao nhất ở trong phiên. Nến Doji chuồn chuồn có khả năng xuất hiện tại cuối cùng của một xu hướng giảm, báo hiệu khả năng đảo chiều sang xu hướng tăng.

    Hướng dẫn kết hợp nến Doji cùng các đường hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch

    Cũng giống như các mô hình nến hay các chỉ báo kỹ thuật khác, các nhà đầu tư trên thị trường cần biết kết hợp và ứng dụng linh hoạt các phương pháp với nhau để có thể đạt được kết quả đầu tư tốt nhất có thể.

    Trên đây là một ví dụ về đồ thị của chỉ số VNIndex, có thể thấy rằng chỉ số đã bước vào đà tăng trong dài hạn từ đầu tháng 8/2020 và nhanh chóng vượt qua được vùng kháng cự ở mốc 900-910 trước đó. Đà tăng khá mạnh nên theo sau đó là một nhịp điều chỉnh vào cuối tháng 10. Vào cuối của nhịp điều chỉnh, thị trường đã xuất hiện một cây nến Doji chuồn chuồn ngay sau khi bước giá chạm vào đường hỗ trợ.

    Bằng việc kết hợp những đặc điểm của nến Doji chuồn chuồn và đường hỗ trợ đã vẽ ra được từ trước, các nhà đầu tư có thể tự tin rằng đây là một tín hiệu tin cậy cho việc kết thúc nhịp giảm điều chỉnh và đảo chiều tăng giá trong tương lai.

    Các mô hình kết hợp của nến Doji trong thực tế

    Mô hình 3 nến Doji

    Trên thực tế xác suất hiếm gặp để cả 3 mẫu nến Doji xuất hiện liên tiếp. Nhà PTKT chỉ cần hiểu đúng bản chất rằng khi mô hình lưỡng lự kéo dài (không nhất thiết phải đúng 3 phiên) thì động lượng xu hướng trước đó có phần lung lay hay chuẩn bị có tín hiệu đảo chiều xu hướng ngược lại.

    Có thể thấy, cặp nến Doji liên tiếp trong những nhịp chớm điều chỉnh của cổ phiếu FCN cho thấy động lượng tích cực trước đó yếu dần. Nếu 1 phiên Doji khiến chúng ta còn do dự về tín hiệu chiều được xác nhận hay không, thì chuỗi nhiều phiên do dự đang ngấm ngầm xác nhận cho điều này. Hành động được ưu tiên là hạ tỷ trọng cổ phiếu để tránh những rủi ro điều chỉnh theo sau.

    Giai đoạn tháng 10,11/2022, trong nhịp điều chỉnh dài hạn của chỉ số VNIndex xuất hiện những tín hiệu phục hồi kỹ thuật. Sau khi xuất hiện chuỗi phiên do dự, thị trường lưỡng lự với tín hiệu đảo chiều không rõ ràng, dường như khẳng định đà phục hồi chỉ mang tính chất ngắn hạn và sau đó là nhịp điều chỉnh tiếp diễn xu hướng dài hạn trước đó.

    Mô hình nến Doji đảo chiều + Doji chuồn chuồn (Dragonfly Doji), Doji bia mộ (Gravestone Doji)

    Như thông tin trong phần cấu trúc nến phía trên, ý nghĩa của 2 mẫu nến báo hiệu tín hiệu đảo chiều, bởi dường như mọi nỗ lực cân bằng trong phiên đã bị phủ nhận bởi yếu tố bán hoặc mua bất ngờ và áp đảo về cuối phiên; hình thành quán tính điều chỉnh hoặc tăng điểm cho phiên hôm sau.

    Chẳng hạn như trên biểu đồ giá của cổ phiếu LPB, mẫu nến Doji chuồn chuồn hấp thụ quán tính điều chỉnh mạnh trước đó và ghi nhận tín hiệu phục hồi kỹ thuật ngay sau đó. Vị thể này được đánh giá là vị thế dòng tiền tổ chức tham gia mua lên; trong trường hợp vị thế này bị vi phạm thì xu hướng tích lũy tích cực của cổ phiếu bị chấm dứt dẫn đến đà điều chỉnh tiếp diễn. Cách dùng tương tự với Doji bia mộ cho tín hiệu đảo chiều chấm dứt xu hướng tăng trước đó.

    + Nến Doji đơn kết thúc xu hướng

    Mẫu nến Doji xuất hiện sau khi thị trường xuất hiện một chuỗi phiên tăng/giảm liên tiếp báo hiện tín hiệu đảo chiều sớm của chứng khoán. Ví dụ như trên biểu đồ giá của chỉ số VNIndex tháng 12/2022. Sau khi liên tiếp tăng điểm 7-8 phiên, mẫu nến do dự xuất hiện thể hiện dòng tiền không còn sẵn sàng mua lên sau nhịp liên tiếp mua ròng. Yếu tố thanh khoản tăng mạnh trước đó ngụ ý cho việc bên mua đã âm thầm hành động nhưng không chủ động áp đặt vị thế bán đảo chiều. Kết quả, thị trường hình thành chuỗi phiên điều chỉnh.

    Phân biệt nến Doji và nến Spinning top

    Rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường thường bị nhầm lẫn giữa 2 mẫu hình nến này bởi về hình dạng chúng tương đối giống nhau, tuy nhiên về lý thuyết thì 2 loại nến này vẫn có những đặc điểm khác nhau, dưới đây là một vài lưu ý giúp các nhà đầu tư có thể phân biệt được 2 loại nến này:

    • Khi đứng độc lập, 2 mẫu hình nến này đều thể hiện cho sự giằng co giữa phe mua và phe bán trên thị trường bởi cả 2 đều có phần thân nến nhỏ hoặc rất nhỏ, thể hiện giá đóng cửa và giá mở cửa gần như bằng nhau;

    • Thân nến chính là điểm khác biệt giữa 2 mẫu hình nến này. Đối với nến Doji, nó có hình dạng giống dấu “+” vì mức giá đóng cửa và mở cửa của nó bằng nhau hoặc gần bằng nhau. Theo lý thuyết, phần thân nến Doji chỉ được chiếm tối đa 5% so với toàn bộ độ rộng của cả cây nến, nếu phần thân chiếm quá 5% thì nó sẽ được xác định là nến Spinning top;

    • Về mặt xác nhận tín hiệu đảo chiều, nến Doji có độ tin cậy cao hơn. Nến Spinning top thường bắt gặp hơn trong phân tích kỹ thuật và sự xuất hiện của nó chưa thể đưa ra tín hiệu rằng việc đảo chiều xu hướng chuẩn bị diễn ra như nến Doji.

    Trên đây là bài viết giới thiệu cũng như hướng dẫn về cách giao dịch cùng với mẫu hình nến Doji. Mong rằng qua bài viết này DSC có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết và áp dụng thành công trong giao dịch nhé!

    Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

    Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

    button_top5.png
    Nội dung liên quan
    Doji
    Nến
    Phân tích kỹ thuật
    Bài viết nhiều người xem
    Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
    10170 lượt xem
    Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
    Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
    8601 lượt xem
    Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
    Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
    7533 lượt xem
    Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    6652 lượt xem
    Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    5879 lượt xem
    Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    5780 lượt xem
    Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    5694 lượt xem
    Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    5648 lượt xem
    Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    5634 lượt xem
    RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
    Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
    5385 lượt xem
    Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI