Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Nến Heikin Ashi là gì? Ứng dụng xu hướng nến Heikin Ashi để giao dịch hiệu quả

Khi nhắc đến phân tích kỹ thuật, thông thường các nhà đầu tư sẽ nghĩ ngay đến các biểu đồ nến Nhật thông dụng. Tuy nhiên, có một loại nến khác được ít người biết đến hơn nhưng công dụng mà nó mang lại trong quá trình phân tích lại không hề thua kém nến Nhật thông dụng, đó chính là nến Heikin Ashi - Thanh giá trung bình. Trong bài viết dưới đây, DSC sẽ giới thiệu cho các bạn chi tiết về loại nến này nhé!

Nến Heikin Ashi là gì?

Khái niệm về nến Heikin Ashi

Heikin Ashi hay còn được viết tắt là nến HA, là một loại kỹ thuật mô hình nến bắt nguồn từ Nhật Bản và được tạo ra để làm nổi bật xu hướng của một cổ phiếu hay một thị trường nào, đồng thời làm giảm bớt độ nhiễu của thị trường. Trong tiếng Nhật, Heikin Ashi được hiểu là “Thanh trung bình", nó phần nào giải thích cho ý nghĩa cấu tạo của loại nến này là sự tạo thành dựa trên dữ liệu giá ở quá khứ và hiện tại gần giống với đường MA (Moving Average).

Cấu tạo của nến Heikin Ashi

Nến Heikin Ashi có hình dáng bên ngoài khá giống với loại nến Nhật thông dụng thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, nó cũng bao gồm các phần như thân nến và phần bóng nến ở phía trên và dưới. Tuy nhiên cách tính toán và xác định các mốc giá đóng cửa, mở cửa, đỉnh và đáy của nến Heiken Ashi lại có phần phức tạp hơn so với cây nến Nhật thông thường. Các mốc thành phần của nến Heiken Ashi sẽ được xác định bằng công thức như sau:

  • Giá mở cửa Heiken Ashi = (Giá mở cửa của nến trước đó + Giá đóng cửa của nến trước đó)/2;

  • Giá đóng cửa Heiken Ashi = (Giá mở cửa + Giá đóng cửa + Giá thấp nhất + Giá cao nhất)/4;

  • Giá cao nhất Heiken Ashi = Lấy giá lớn nhất trong 3 mức giá sau (Giá mở cửa, Giá đóng cửa, Giá khớp lệnh cao nhất trong kỳ);

  • Giá thấp nhất Heiken Ashi = Lấy giá thấp nhất trong 3 mức giá sau (Giá mở cửa, Giá đóng cửa, Giá khớp lệnh thấp nhất trong kỳ).

Ưu điểm của nến Heikin Ashi so với nến Nhật thông thường

  • Đồ thị nến Heikin Ashi sẽ thường dễ nhìn và có độ mượt hơn so với nến Nhật thông thường, vậy nên các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận định xu hướng cổ phiếu hoặc thị trường.

  • Các nhà đầu tư có thể linh động các khung thời gian trên biểu đồ Heikin Ashi như khung 15 phút, khung 1 giờ, khung 1 ngày… sao cho phù hợp với chiến lược giao dịch của mình

  • Đồ thị nến Heikin Ashi sẽ giúp các nhà đầu tư nhận diện rõ được xu hướng tăng/giảm nhờ đặc điểm chỉ có ở loại đồ thị này đó chính là các mảng xanh, đỏ tiếp diễn nhau hay vì đo và xanh đan xen lẫn lộn như ở đồ thị nến Nhật.

  • Xu hướng biểu diễn ở đồ thị nến Heikin Ashi rất rõ ràng, vậy nên nó sẽ giúp các nhà đầu tư tập trung hơn thay vì bị tác động bởi những tác động tâm lý do biến động ngắn hạn.

Nhược điểm của nến Heikin Ashi so với nến Nhật thông thường

  • Do nến Heiken Ashi được tính toán dựa trên công thức kết hợp giữa mức giá trong quá khứ và hiện tại vậy nên nó sẽ không phản ánh mức giá vào thời điểm hiện tại

  • Việc kết hợp giữa mức giá trong quá khứ và hiện tại còn khiến nến Heiken Ashi có một độ “trễ" nhất định, qua đó phát ra tín hiệu chậm hơn so với với đồ thị nến Nhật thông thường

  • Không phù hợp đối với những nhà đầu tư chủ đích cắt lỗ hoặc chốt lời.

Ứng dụng của nến Heikin Ashi trong giao dịch

Là một loại nến có ưu điểm là dễ nhận biết xu hướng trong giao dịch, chính vì vậy, nến Heikin Ashi thường được áp dụng chủ yếu trong 3 phương pháp giao dịch như sau:

Tín hiệu nến Heikin Ashi

  1. Tín hiệu mua

Đối với tín hiệu tích cực hoặc tín hiệu mua, các nhà đầu tư cần chú ý những đặc điểm sau đây trên đồ thị nến Heikin Ashi:

  • Thân nến: Dài

  • Loại nến: Nến tăng (Nến xanh)

  • Bóng nến: Bóng nến phía dưới ngắn (hoặc không có). Bóng nến phía trên dài.

  1. Tín hiệu bán

Đối với tín hiệu tiêu cực hoặc tín hiệu bán, các nhà đầu tư cần chú ý những đặc điểm sau đây trên đồ thị nến Heikin Ashi:

  • Thân nến: Dài

  • Loại nến: Nến giảm (Nến đỏ)

  • Bóng nến: Bóng nến phía dưới dài. Bóng nến phía trên ngắn (hoặc không có).

  1. Tín hiệu đảo chiều xu hướng

Đối với tín hiệu đảo chiều xu hướng, các nhà đầu tư cần chú ý những đặc điểm sau đây trên đồ thị nến Heikin Ashi:

  • Thân nến: ngắn

  • Loại nến: Nến Doji

  • Bóng nến: Bóng nến phía trên và dưới dài.

Nhận biết xu hướng thông qua nến Heikin Ashi

Nếu chỉ nhìn qua, các nhà đầu tư sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa đồ thị nến Nhật thông thường với đồ thị nến Heikin Ashi. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ hơn, đồ thị nến Heikin Ashi sẽ biểu diễn các mảng xanh (tăng) và đỏ (giảm) tách riêng nhau rất rõ rệt.

  1. Xu hướng tăng

Trong xu hướng tăng, nến Heikin Ashi có đặc điểm là số lượng các cây nến xanh xuất hiện liền kề nhau với mật độ dày đặc, đồng thời phần bóng nến dưới của các cây nến này cũng không xuất hiện hoặc nếu có thì rất ngắn.

  1. Xu hướng giảm

Trái ngược lại, trong một xu hướng giảm, nến Heikin Ashi sẽ có một số lượng lớn các cây nến đỏ xuất hiện liền kề nhau dày đặc, đồng thời phần bóng nến trên của các cây nến này cũng không xuất hiện hoặc nếu có thì rất ngắn.

Các mẫu hình giá

  1. Mẫu hình tam giác

 

Đối với mẫu hình tam giác, chiến lược giao dịch trong mô hình nến Heikin Ashi khá giống với mô hình nến Nhật. Các nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào khi giá phá vỡ đường kháng cự nằm phía trên của mẫu hình và ngược lại, cân nhắc bán ra nếu giá giảm thủng đường hỗ trợ nằm ở phía dưới của mẫu hình.

  1. Mẫu hình cái nêm

Tương tự như mẫu hình tam giác, mẫu hình cái nêm cũng có chiến lược giao dịch tương tự. Ngoài ra, mẫu hình cái nêm còn có 2 loại chính là: Nêm tăng và Nêm giảm, trong đó, Nêm tăng thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, thể hiện rằng xu hướng đó đang dần yếu đi và ngược lại. Các nhà đầu tư nên cân nhắc mua/bán cổ phiếu khi giá phá vỡ một trong hai đường cận trên hoặc cận dưới.

Trên đây là bài viết giới thiệu cũng như hướng dẫn về chiến lược giao dịch sử dụng nến Heikin Ashi. DSC mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có thể cho mình những kiến thức cần thiết và áp dụng thành công nến Heikin Ashi vào trong giao dịch nhé!

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

button_top5.png
Nội dung liên quan
Heikin Ashi
Nến
Phân tích kỹ thuật
Bài viết nhiều người xem
Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
9883 lượt xem
Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
8327 lượt xem
Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
7374 lượt xem
Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
6515 lượt xem
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
5593 lượt xem
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
5590 lượt xem
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
5537 lượt xem
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
5534 lượt xem
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
5461 lượt xem
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
5319 lượt xem
Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI