Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Richard D.Wyckoff là ai? Tìm hiểu phương pháp của Wyckoff về phân tích thị trường

Richard D.Wyckoff là ai?

Richard D.Wyckoff là một học giả về thị trường chứng khoán và là một trong những người tiên phong về phân tích kỹ thuật. Dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, Wyckoff đã phát triển một phương pháp giao dịch hiệu quả vẫn còn đúng đến hiện nay.

Theo đó, Wyckoff bắt đầu với một đánh giá toàn bộ thị trường và sau đó đào sâu để tìm cổ phiếu với đem lại mức lợi nhuận tiềm năng nhất. Bài viết này trình bày chi tiết về cách tiếp cận của Wyckoff đối với việc mở rộng phân tích thị trường với mấu chốt nằm ở việc hiểu được xu hướng của thị trường chung và vị trí của xu hướng này trước khi lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ.

Tìm hiểu sự nghiệp của nhà phân tích Wyckoff

Richard Wyckoff bắt đầu sự nghiệp ở phố Wall vào năm 1888 với vai trò như một nhân viên vận chuyển tài liệu giữa các công ty. Cũng giống như Jesse Livermore đã từng làm trong những cửa hàng mua bán chứng khoán chui, Wyckoff cũng bắt đầu học giao dịch bằng việc trực tiếp quan sát hành động của mọi người.

Giao dịch đầu tiên của ông bắt đầu vào năm 1897 khi Wyckoff mua một cổ phần của công ty St.Louis & San Francisco. Sau khi thành công trong việc tự giao dịch tài khoản của mình trong vài năm, Wyckoff mở một địa chỉ môi giới và bắt đầu xuất bản những nghiên cứu vào năm 1909. Tạp chí phố Wall là một trong những ấn bản đầu tiên và cũng là thành công nhất thời điểm đó. Là một nhà giao dịch và nhà phân tích tích cực vào đầu những năm 1900, sự nghiệp của ông được đứng cùng hàng ngũ với những người vĩ đại khác của Phố Wall bao gồm Jesse Livermore, Charles Dow và JP Morgan.

Rất nhiều người đã gọi thời điểm này là “Thời hoàng kim của phân tích kỹ thuật”. Danh tiếng của Wyckoff ngày càng vàng xa khi xuất bản hai cuốn sách viết về phương pháp của mình: Kỹ thuật đọc chuyển động giá (1910) và Phương pháp giao dịch và đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu (1924). Năm 1931, ông đã xuất bản một khoá học tương ứng trình bày chi tiết về phương pháp mà ông đã phát triển trong suốt sự nghiệp của mình.

Nguyên tắc đầu tư chứng khoán của Wyckoff

Wyckoff tập trung vào hành động giá, lợi nhuận và các thông tin cơ bản của cổ phiếu được cho là kém chính xác để sử dụng một các hiệu quả. Hơn nữa, các thông tin này thường đã được phản ánh vào giá thời điểm nó tiếp cận đến các nhà đầu tư. Trước khi tìm hiểu về các thông tin chi tiết hơn, có hai nguyên tắc quan trọng của Wyckoff cần được ghi nhớ. Hai nguyên tắc này được nhắc đến trực tiếp trong cuốn sách Phương pháp Wyckoff trong biểu đồ chứng khoán - Charting the Stock Market: The Wyckoff Method viết bởi Jack K.Hutson, David H.Weiss và Craig F.Schroeder.

Nguyên tắc thứ nhất:Đừng bao giờ kỳ vọng thị trường hành động lặp lại cùng một hướng 2 lần. Thị trường giống như một người nghệ sĩ hơn là một chiếc máy tính được lập trình sẵn. Nó biểu diễn những mẫu hình hành vi đơn giản trong đó kết hợp, biến đổi và xoay vần một cách hoàn toàn bất ngờ với khán giả. Một thị trường giao dịch là một thực thể với tâm trí của riêng mình.

Nguyên tắc thứ hai: Hành vi thị trường ngày hôm nay chỉ quan trọng khi nó được so sánh với những gì đã xảy ra vào ngày hôm trước đó, tuần trước, tháng trước hoặc năm trước.. Không có gì là bất định và không có mức giá nào mà không thể sụp đổ khi mà thị trường luôn luôn vận động. Mọi thứ mà thị trường làm hôm nay phải được so sánh với những gì nó đã làm vào thời điểm trước đó.

Thay vì các quy tắc kiên định, Wyckoff ủng hộ những chỉ dẫn mang tính mở rộng khi phân tích thị trường chứng khoán. Không có gì trên thị trường là mãi mãi, sau tất cả thì thị trường chứng khoán luôn được vận động dựa trên tâm lý của con người. Chúng ta không thể kỳ vọng cùng một mẫu hình duy trì lặp đi lặp lại theo thời gian. Tuy nhiên, một mô hình hay hành vi tương tự sẽ lặp lại, và nhà phân tích đồ thị khôn ngoan có thể nắm bắt để có lợi nhuận.

Phương pháp của Wyckoff về phân tích thị trường

Đánh giá Xu hướng thị trường chung

Theo định nghĩa, hầu hết các cổ phiếu biến động theo cùng nhịp với thị trường chung. Những nhà phân tích nên hiểu về xu hướng vận động của thị trường chung cũng như vị trí của thị trường đầu tiên. Với quan điểm này, Wyckoff đã phát triển một “ mẫu hình sóng”, dựa trên  trung bình gộp của 5 hoặc nhiều cổ phiếu. Lưu ý rằng Charles Dow cũng được phát triển Chỉ số bình quân Công nghiệp Dow Jones và Chỉ số trung bình vận tải Dow Jones cũng cùng vào thời điểm đó. Trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones có là là “mẫu hình sóng” nổi tiếng nhất, những nhà phân tích cũng có thể lựa chọn một vài chỉ số để nghiên cứu thị trường chung.

Wyckoff đã sử dụng mức giá cao, thấp và giá đóng cửa hàng ngày để tạo ra một loạt các cột giá và xây dựng một biểu đồ nến cổ điển. Mục tiêu là xác định xu hướng cơ bản cho thị trường chung và xác định vị trí của thị trường trong xu hướng này. Xu hướng thị trường rất quan trọng vì nó cho chúng ta biết con đường ít kháng cự nhất đối với phần lớn các cổ phiếu. Vị trí rất quan trọng vì nó cho chúng ta biết vị trí hiện tại trong xu hướng. Ví dụ, vị trí trong xu hướng sẽ giúp các nhà phân tích xác định xem thị trường có đang quá mua hay quá bán để đưa ra các quyết định giao dịch.

Có 03 xu hướng có thể xảy ra trong hành động giá: tăng, giảm và đi ngang, đồng thời, có 03 khoảng thời gian khác nhau: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dựa trên mục đích của bài viết này, đồ thị ngày được sử dụng cho trung hạn.  Một xu hướng tăng - uptrend được hình thành khi các chỉ số tổng hợp hình thành một loạt các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại, xu hướng giảm được hình thành khi chỉ số tạo thành những đỉnh và đáy thấp dần. Một loạt các định và đáy bằng nhau làm nên một vùng giao dịch. Các nhà phân tích đồ thị sau đó sẽ đợi một sự phá vỡ từ vùng này để xác định xu hướng thị trường.

Biểu đồ trên cho thấy những ví dụ về xu hướng tăng và xu hướng giảm. Trong một xu hướng, giá có thể ở mức quá mua, quá bán hoặc đâu đó nằm giữa xu hướng. Vị trí của xu hướng là quan trọng để xác định tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro ở một vị thế mua mới. Các nhà phân tích kỹ thuật nên lựa chọn những vị thế mua khi thị trường có xu hướng tăng và chỉ số ở mức quá bán. Điều này có nghĩa là một đợt pull-back hoặc điều chỉnh đã xuất hiện. Tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro sẽ ít hấp dẫn hơn trong trường hợp mua trong xu hướng tăng khi giá đang ở mức quá mua. Tương tự, tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro sẽ kém hiệu quả hơn nếu bán trong một xu hướng giảm khi chỉ số ở mức quá bán. Cách tốt nhất là bắt đầu một vị thế bán khi chỉ số đang ở quá mua trong downtrend hoặc ở giữa xu hướng giảm - downtrend đó.

Xác định đỉnh và đáy chính

Ở giữa các giai đoạn của một  xu hướng, chỉ số thị trường chung hình thành những đỉnh và đáy chính đi ngược lại với xu hướng đang có. Wyckoff lưu ý rằng các đỉnh và đáy là khác nhau, đỉnh thị trường thường kéo dài hơn so với cần thiết trong khi đó đáy thị trường thường tương đối ngắn với những nhịp biến động mạnh. Wyckoff đã chỉ ra được những đặc điểm nhận dạng này 100 năm trước và nguyên lý này vẫn còn đúng với thị trường hiện nay.

Thị trường con gấu thường kết thúc với một Selling Climax- đợt bán hoảng loạn  cuối cùng hoặc là sau một cú phá vỡ hỗ trợ thất bại. Đầu tiên, hầu hết các chỉ số cổ phiếu sẽ đều trong một xu hướng giảm bởi vì chúng đã biến động thấp dần trong một thời gian kéo dài. Với tâm lý tiêu cực kéo dài, nhiều nhà đầu tư trở nên nản lòng với thua lỗ và ở một thời điểm nào đó khiến cho nhà đầu tư cuối cùng đã từ bỏ việc nắm giữa cổ phiếu. Khi đó, giá cổ phiếu giảm mạnh và đục thủng hỗ trợ quan trọng. Giá có vẻ như đang bị rơi tự do ở thời điểm đó nhưng đây là lúc mà dòng tiền “thông minh” tham gia. Việc tham gia của dòng tiền thông minh đem lại lực đỡ giá và đưa mức giá bật tăng trở lại.

Wyckoff sử dụng khối lượng để xác nhận sự đảo chiều, phá vỡ hoặc tạo xu hướng mới. Một đợt bán hoảng loạn hoặc lực cầu vượt lực cung nên được hỗ trợ bởi sự gia tăng về khối lượng để cho thấy sự lan toả toàn thị trường. Điều quan trọng là có dòng tiền lớn (dòng tiền của tổ chức) thúc đẩy thị trường đi lên. Ngược lại, khối lượng thấp sẽ thể hiện sự đồng thuận tham gia còn hạn chế và gia tăng khả năng thất bại.

Ví dụ trên cho thấy lượng bán hoảng loạn tăng vọt và lực cầu vượt lực cung vào giữa tháng 7 năm 2021 và đầu tháng 12 năm 2021 của chỉ số VNINDEX. Tháng 7 năm 2021, chỉ số VNINDEX đục thủng hỗ trợ khi mà áp lực bán đẩy chỉ số rớt xuống dưới 1230. Giá chạm 1225 theo đồ thị ngày nhưng ngay sau đó người mua gia tăng và lực cầu đỡ chỉ số tăng hơn 40 điểm lên lại vùng 1270. Trước đó vùng hỗ trợ đã bị đánh thủng và việc bán hoảng loạn diễn ra với khối lượng lớn. Điều này cũng đã xảy ra tương tự với đợt điều chỉnh tháng 12 năm 2021.

Như trước đó đã đề cập, đỉnh của thị trường khác so với đáy của thị trường, trong đó, các vùng đỉnh thường được hình thành sau một giai đoạn kéo dài tích lũy đi ngang hay còn gọi là vùng gom hàng. Một giai đoạn được cho là giai đoạn phân phối khi dòng tiền thông minh (dòng tiền lớn của tổ chức) phân phối lại các cổ phiếu cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nói theo một cách khác, dòng tiền thông minh thường bán lượng cổ phiếu của mình cho nhà đầu tư nhỏ lẻ ngay trước khi thị trường sập.

Trong biểu đồ giá, đỉnh của thị trường thường không rõ ràng cho đến khi nửa còn lại của mẫu hình xuất hiện. Điều này thường đi kèm những cú breakout thất bại ở khu vực kháng cự. Nó có thể được cho là không quá tiêu cực tại thời điểm đó nhưng giá sau đó sẽ quay trở lại các khu vực hỗ trợ. Một đợt sụt giảm mạnh phản ánh áp lực bán của thị trường, sau đó sẽ có một vài cú bật khỏi hỗ trợ để hình thành đỉnh thấp hơn, điều này cho thấy lực mua giảm dần. Ở thời điểm đó, đồ thị sẽ cho thấy một đợt gia tăng trong áp lực bán tại vùng kiểm tra hỗ trợ và một sự sụt giảm trong lực cầu ở lần bật tiếp theo. Quá trình đảo chiều được xác nhận với một cú phá vỡ hỗ trợ cuối cùng đi kèm với gia tăng về khối lượng.

Ví dụ trên cho thấy chỉ số VNINDEX đạt đỉnh vào năm 2021. Đáng chú ý là giá đã đi ngang trong vòng khoảng hơn 5 tháng. Có 05 điểm trong đồ thị này để xác định đây là vùng đỉnh thị trường. Điểm thứ nhất,  xuất hiện ở giữa mẫu hình , cho thấy chỉ số VNINDEX thất bại trong việc duy trì vùng đỉnh mới và chỉ số giảm tới vùng đáy tháng 01 năm 2022. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy áp lực bán gia tăng. Giá sau đó bật lên khỏi vùng hỗ trợ của đáy cũ nhưng tạp một đỉnh thấp hơn so với đỉnh cũ, đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy lực cầu đã bắt đầu suy giảm. Việc gia tăng áp lực bán và lực cầu suy giảm đã đánh dấu một vùng đỉnh quan trọng khi giá phá vỡ hỗ trợ với một sự sụt giảm kéo dài từ tháng 4 năm 2022. Lưu ý là khối lượng cổ phiếu giao dịch tăng lên trong những phiên sụt giảm giá mạnh đợt tháng 4 và cao hơn hẳn so với khối lượng ở những phiên tăng giá hồi tháng 1. Điều này cho thấy một sự gia tăng trong áp lực bán, xác nhận phá vỡ hỗ trợ.

Dự báo giá

Một khi vùng đáy hoặc vùng đỉnh của thị trường được hình thành, Wyckoff sẽ sử dụng biểu đồ số để dự báo giá. Biểu đồ số sau đó phát triển thành Biểu đồ Điểm và Số. Nhìn chung, Wyckoff đưa ra dự báo giá dự trên độ rộng của mẫu hình. Mẫu hình càng rộng, dự báo giá cuối cùng càng cao. Nói một cách khác, một nền dài rộng trên 10 cột điểm và số sẽ dự báo mục tiêu giá tương đối cao sau cú phá vỡ - breakout.

Ngược lại, một nền hẹp chỉ bao gồm 6 cột sẽ dự báo mức giá mục tiêu tương đối thấp. Điều quan trọng là đảm bảo nền đủ lớn và đột phá đủ mạnh để duy trì mức giá mục tiêu cao. Lý thuyết này cũng đúng cho vùng đỉnh của thị trường khi một đỉnh kéo dài bao gồm hơn 10 cột điểm và số sẽ giảm bớt sự suy giảm sâu hơn nhiều so với đỉnh hẹp kéo dài ít hơn mười cột.

Wyckoff dự báo giá dựa trên độ rộng của mẫu hình đỉnh. Với góc nhìn phân tích kỹ thuật, độ rộng của mẫu hình có thể mang tính chủ quan. Wyckoff sẽ đếm những hàng có nhiều điểm nhất và đếm độ dài của toàn hàng, bao gồm cả những vị trí chưa có điểm. Nhà đầu tư có thể vận dụng theo cách này hoặc đơn giản chỉ là đo lường độ rộng từ đầu đến cuối. Đầu tiên, bắt đầu với việc tìm kiếm điểm phá vỡ kháng cự mấu chốt. Một khi điểm hỗ trợ bị phá vỡ được tìm thấy, kéo dài đường hỗ trợ ngang đồ thị, nhà đầu tư sau đó có thể xác định cột bắt đầu và kết thúc của mẫu hình.

Mặc dù Wyckoff sử dụng cách đếm theo hàng ngang để dự báo giá, ông ấy cũng khá thận trọng khi sử dụng phương pháp này. Giống như đã đề cập trước đó, thị trường chứng khoán và phân tích kỹ thuật không có gì là mãi mãi. Những nhà phân tích sau khi nhận được những chỉ dẫn chung nên tự đưa ra những quyết định của mình, đếm sai có thể khiến mức giá mục tiêu giảm hoặc tăng.

Thời điểm mua trong một xu hướng

Trước khi bắt đầu giao dịch hoặc đưa ra một quyết định đầu tư, các nhà phân tích đồ thị cần biết thị trường đang ở vị trí nào trong xu hướng của nó. Thị trường quá mua sẽ tồn tại rủi ro điều chỉnh; hành động mua khi thị trường ở vị trí quá mua sẽ tạo ra rủi ro về một cú điều chỉnh mạnh. Tương tự, cơ hội cho một cú bật lên sẽ cao khi thị trường ở trạng thái quá bán, thậm trí khi đang ở trong một xu hướng giảm lớn. Bán ngắn khi thị trường đang quá bán có thể dẫn đến một khoản giảm đáng kể và  ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro.

Wyckoff lưu ý rằng một xu hướng tăng bắt đầu với một pha tích luỹ và bước vào pha tăng khi giá dao động nhanh đến những mốc cao hơn. Có 05 điểm mua trong toàn bộ quá trình uptrend. Đầu tiên, những nhà đầu tư hưng phấn có thể mua tại điểm bán hoảng loạn (selling climax)  hoặc điểm lực cầu xác nhận vượt trội so với lực bán (spring). Khu vực này đem đến tiềm năng lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro thất bại cũng lớn hơn mức trung bình bởi vì xu hướng giảm giá chưa được xác nhận đảo chiều. Điểm mua thứ hai bắt đầu bằng cú phá vỡ (breakout) kháng cự, đi kèm xác nhận gia tăng về khối lượng. Các nhà đầu tư bỏ lỡ điểm mua thứ 2 này đôi khi sẽ có cơ hội lần 2 với một pha test lại vùng kháng cự - sau đó trở thành vùng hỗ trợ mới.

Một khi pha tăng giá diễn ra, nhà đầu tư sau đó dựa trên các sự điều chỉnh tạo thành khu vực gom hàng (consolidation)  hoặc thoái lui giá (pull-back). Wyckoff gọi một vùng gom hàng với biên độ giao động ít biến động là pha tích luỹ lại. Một cú phá vỡ kháng cự vùng này cho tín hiệu cho sự tiếp diễn của pha tăng giá. Ngược lại với tích luỹ, một cú thoái lui giá là một điều chỉnh giảm ngược lại so với xu hướng trước đó của nó. Nhà đầu tư nên tìm kiếm những điểm hỗ trợ bằng cách sử dụng đường giá (trendlines), các kháng cự đã được phá vỡ trước đó và vùng gom hàng giai đoạn trước. Ngoài ra, Wyckoff cũng quan tâm những tín hiệu hỗ trợ hoặc đảo chiều khi sự điều chỉnh giảm dưới 50% của đợt tăng cuối cùng.

Một xu hướng giảm bắt đầu với một pha phân phối và sau đó đánh dấu pha giảm khi giá sụt giảm xuống các mốc thấp hơn một cách nhanh chóng. Đặc biệt, Wyckoff ko sợ hãi thị trường con gấu, ông ấy tìm kiếm cơ hội trong cả khi thị trường lên hay thị trường xuống. Tương tự với pha tăng, cũng có 05 điểm bán trong quá trình downtrend.

Đầu tiên, một đỉnh thấp hơn trong mẫu hình phân phối báo hiện cơ hội mở vị thế Short trước khi thị trường thực sự phá vỡ hỗ trợ và xu hướng thay đổi. Đây là một chiến thuật đem lại tiềm năng lợi nhuận lớn nhưng đi kèm với rủi ro thất bại vì thực tế là xu hướng giảm - downtrend chưa chính thức bắt đầu. Điểm phá vỡ hỗ trợ chính là mốc cơ hội thứ 2 để bán trong điều kiện có đi kèm xác nhận với khối lượng bán tăng lên. Sau khi phá vỡ mốc hỗ trợ và thị trường ở trạng thái quá bán, sẽ có vài nhịp hồi lại vùng hỗ trợ (hay chính là vùng kháng cự sau đó). Điều này đưa ra cơ hội cho nhà đầu tư tham gia vị thế Short lần thứ 2 ở khu vực hỗ trợ bị phá vỡ.

Một khi pha giảm bắt đầu, nhà đầu tư nên chờ đợi một vùng củng cố hay là khu vực bật khi quá bán. Wyckoff gọi vùng này là giai đoạn phân phối lại. Một cú break bên dưới hỗ trợ khu vực phân phối lại báo hiệu sự tiếp diễn của pha giảm. Ngược lại với vùng củng cố thì điểm bật khi thị trường ở trạng thái quá bán là một hồi lên dưới tỷ lệ của sự giảm trước đó. nhà đầu tư có thể xác định các khu vực kháng cự dựa vào đường giá (trend lines), hỗ trợ hoặc vùng phân phối trước đó. Đồng thời, kháng cự hoặc dấu hiệu đảo chiều có thể sẽ xuất hiện nếu như sự điều chỉnh dưới 50% của đợt giảm cuối cùng.

Tóm lại, có 4 từ khoá cần phải ghi nhớ đối với phương pháp phân tích thị trường của Wyckoff: nhận dạng xu hướng, mẫu hình đảo chiều, dự báo giá và vị trí của xu hướng. Xác định được chính xác của xu hướng của thị trường rất quan trọng vì hầu hết các cổ phiếu đều biến động dựa theo xu hướng của thị trường chung. Xu hướng này tiếp diễn tới khi những mẫu hình đáy chính và mẫu hình đỉnh chính được hình thành.

Những nhà đầu tư mạo hiểm có thể hành động ngay trước khi đảo chiều được xác nhận nhưng xu hướng sẵn có có thể sẽ chưa hoàn toàn đảo chiều cho đến khi giá phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng với khối lượng lớn. Một khi đáy và đỉnh được tạo thành, các nhà đầu tư có thể sự dụng phương pháp đếm theo chiều ngang của đồ thị Điểm và Số để xác định chiều dài của bước tiến hoặc giảm tiếp theo. Một xu hướng có thể coi là đã gần hoàn tất và chuẩn bị đảo chiều khi mức giá đạt đến những khu vực mục tiêu đó.

Giả sử xu hướng còn có dư địa để tiếp tục, nhà đầu tư có thể xác định được vị trí của giá đang nằm ở đâu trong xu hướng để đảm bảo 1 tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận hợp lý khi tham gia. Nhà đầu tư nên tránh vị thế mua mới khi thị trường ở trạng thái quá mua và tránh bán tiếp khi thị trường đã ở trạng thái quá bán. Trên đây là tất cả những hướng dẫn chung nhất cho việc phân tích sự vận động của thị trường. Quyết định nằm ở trong tay bạn.

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

button_top5.png
Nội dung liên quan
Wyckoff
Phân tích kỹ thuật
Chiến lược đầu tư
Bài viết nhiều người xem
Các chỉ báo xác định xu hướng đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật
9274 lượt xem
Có nhiều cách để xác định xu hướng của thị trường chứng khoán, trong đó sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là một phương pháp phổ biến. Dưới đây là một số chỉ báo xác định xu hướng của thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết.
Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro trên lợi nhuận) là gì? Ý nghĩa trong giao dịch chứng khoán
7785 lượt xem
Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trong một giao dịch. Hiểu rõ và áp dụng tỷ lệ R/R hiệu quả sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch thông minh và gia tăng khả năng thành công.
Bull Trap - Bẫy tăng giá là gì? Cách phát hiện để ra quyết định chính xác
7001 lượt xem
Bull Trap là gì? Ví dụ minh họa về Bẫy Bull Trap cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
6191 lượt xem
Phân tích chỉ báo khối lượng giao dịch để xác định tín hiệu đảo chiều trong chứng khoán
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
5411 lượt xem
Tín hiệu đầu tư từ chỉ số sức mạnh tương đối RSI quá mua, quá bán
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
5385 lượt xem
RSI, Inside Bar là gì? Phương pháp giao dịch kết hợp RSI và Inside Bar trong giao dịch chứng khoán
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
5344 lượt xem
Phân kỳ RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch chuyên sâu với RSI phân kỳ
Thị trường Sideway và Break-out: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
5235 lượt xem
Thị trường Sideway và Breakout: Ưu, nhược điểm khi giao dịch chứng khoán
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
5199 lượt xem
Chỉ báo Rate of Change (ROC) là gì? Ứng dụng chỉ báo ROC để xác định xu hướng giao dịch chứng khoán
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật
5165 lượt xem
Cách sử dụng 4 đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI