Có nên mua cổ phiếu VPB hay không?
Cổ phiếu VPB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu bluechip với sự an toàn và nhiều tiềm năng sinh lời bền vững. Hãy cùng chuyên gia của DSC định giá cổ phiếu để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu VPB hay không nhé!
Ảnh: Có nên mua cổ phiếu VPB
Tổng quan về cổ phiếu VPB
Tổ chức phát hành
Cổ phiếu VPB là cổ phiếu được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. VPBank được thành lập vào năm 1993, tiền thân là ngân hàng cổ phần doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Hiện tổ chức này ngoài hoạt động về lĩnh vực vay tín dụng và huy động vốn, còn tham gia vào thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, đầu tư tài chính. VPBank đăng ký niêm yết lần đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE vào ngày 17/08/2017.
Ảnh: Tổng quan về cổ phiếu VPB
Lịch sử hình thành
Ngày 12/08/1993: VPBank được Thống đốc Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập.
Năm 2010: Vpbank có bước phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi sang mô hình bán lẻ hiện đại.
Năm 2017: Vpbank đã niêm yết cổ phiếu thành công trên sàn giao dịch chứng khoán tp HCM với mã chứng khoán là VPB, mở ra giai đoạn phát triển vượt bậc.
Năm 2020: VPBank củng cố, an toàn hoạt động và tăng trưởng bền vững.
Cơ cấu cổ đông
Một số cổ đông lớn của VPB bao gồm Dragon Capital (5%), Composite Capital Master Fund LP (4,9%), CTCP Diera Corp (4,6%), và nhiều nhà đầu tư khác.
Các chỉ số cơ bản về cổ phiếu VPB
Mã cổ phiếu: VPB
Ngành: Ngân hàng / dịch vụ tài chính
Năm thành lập: 12/08/1993
Năm niêm yết: 2017
Sàn: HOSE
Vốn điều lệ:
Giá: (Realtime)
Số lượng cổ phiếu đang niêm yết:
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Vốn hóa thị trường:
P/E:
P/B:
(Số liệu: Đang cập nhập)
Có nên đầu tư cổ phiếu VPB hay không
DSC đi sâu vào phân tích doanh nghiệp bao gồm từ việc phân tích các yếu tố định tính: Kỳ vọng ngành, mô hình kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến các yếu tố định lượng là các tiêu chí trong báo cáo tài chính và những chỉ số định giá như P/E hay P/B… Ngoài ra, DSC kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cổ phiếu để đưa ra nhận định khách quan nhất cho nhà đầu tư.
Đánh giá yếu tố cơ bản cổ phiếu VPB
1. Yếu tố định tính
a. Kỳ vọng ngành ngân hàng
Ngành ngân hàng là một trong những ngành lớn và tăng trưởng ổn định nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trong năm 2023, chịu sự ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, ngành ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thiếu cầu tín dụng và nợ xấu tăng cao. Hệ quả của hai yếu tố trên đã khiến tốc độ tăng trưởng KQKD của ngành chững lại. Với nhiều chính sách hỗ trợ đã được chính phủ ban hành như giảm lãi suất điều hành, giãn nợ tín dụng, giãn nợ trái phiếu doanh nghiệp, v.v., ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện KQKD trong 2H 2023. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng với các thông tư giãn nợ này không triệt tiêu rủi ro của nhóm ngành ngân hàng mà chỉ đẩy lùi rủi ro về năm 2024 - 2025.
b. Mô hình kinh doanh VPB
VPB là một ngân hàng bán lẻ với tập khách hàng chính là nhóm khách cá nhân và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng cung cấp đa dạng các loại dịch vụ tài chính: Huy động/cho vay, Tài trợ thương mại, Ngân hàng đầu tư, Dịch vụ thanh toán, Dịch vụ tài chính khác (Bancassurance, Chứng khoán, Quản lý quỹ, v.v.). Trong đó, mảng cho vay là hoạt động kinh doanh cốt lõi, chiếm ~73% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.
c. Lợi thế cạnh tranh VPB
VPBank tập trung vào phân khúc bán lẻ, chuyên phục vụ nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với mô hình cho vay bán lẻ, VPB có lợi thế rủi ro phi tập trung (do tín dụng không tập trung vào một vài đối tác lớn) và biên lãi thuần cao (do các khoản vay bán lẻ thường có lãi suất cao hơn). Kết thúc Q2/2023, Biên lãi thuần (NIM TTM) của VPB đạt tới 6,31%, cao nhất toàn ngành ngân hàng.
2. Yếu tố định lượng
a. Đánh giá các tiêu chí báo cáo tài chính VPB
VPB có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong 5 năm trở lại, tổng tài sản của VPB đạt tốc độ tăng trưởng kép CAGR 18,2%/năm. Do tác động từ nhu cầu tín dụng suy yếu, lãi suất điều hành giảm nhanh, các ngân hàng có sự cạnh tranh lãi suất cho vay, từ đó khiến biên lãi thuần (NIM TTM) suy giảm. VPB không nằm ngoài xu hướng này. Q2/2023, NIM giảm đáng kể từ mốc 7,2% đạt được trong cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, nợ xấu của ngân hàng đã tăng lên mức 6,5%, từ chỉ 5,3% cùng kỳ năm 2022.
Với nhiều chính sách hỗ trợ nhóm ngân hàng đã được ban hành như chính sách giãn nợ tín dụng, giãn nợ trái phiếu doanh nghiệp, cho phép vay trả nợ ngân hàng khác, v.v., chúng tôi đánh giá triển vọng kinh doanh của VPB sẽ tốt hơn trong 2H 2023.
b. Các chỉ số định giá cổ phiếu VPB
Kết phiên 4/10/2023, VPB đang giao dịch ở mức P/B 1,38, thấp hơn đáng kể so với mức P/B trung bình 5 năm của cổ phiếu là 1,74. Điều này là hợp lý do bối cảnh vĩ mô hiện tại còn xấu làm giảm triển vọng kinh doanh của các ngân hàng nói chung và VPB nói riêng.
Ảnh: Định giá P/B của cổ phiếu VPB
Đánh giá yếu tố kỹ thuật cổ phiếu VPB
Hiện VPB đang giao dịch ở trên đường xu hướng giá tăng thiết lập từ tháng 10/2022. Nếu thủng khỏi đường xu hướng tăng, VPB có thể quay về kiểm chứng vùng hỗ trợ cũ 18.000 VNĐ/cp.Trong trường hợp cổ phiếu có thể bứt phá khỏi vùng cản 22.000 VNĐ/cp, VPB có thể quay trở lại vùng đỉnh 27.000 VNĐ/cp
Ảnh: Phân tích kỹ thuật cổ phiếu VPB
Đây là những dữ liệu phân tích kỹ thuật tại thời điểm viết bài, nhà đầu tư muốn tham khảo chi tiết điểm mua, điểm bán tại thời điểm hiện tại đối với cổ phiếu VPB có thể có thể theo dõi báo cáo phân tích “Nhận định thị trường hàng ngày” hoặc tham gia nhóm Zalo để đặt câu hỏi cho chuyên gia phân tích kỹ thuật của chúng tôi.
-> Xem thêm: Báo cáo nhân định thị trường
-> Đặt câu hỏi ngay: Zalo
Kết luận
Có nên mua cổ phiếu VPB hay không cũng sẽ phụ thuộc vào quan điểm và chiến lược đầu tư của từng người. Theo góc nhìn của DSC, Cổ phiếu VPB có định giá thấp hơn so với trung bình trong lịch sử. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, mức chiết khấu hiện tại là phù hợp cho VPB. Nhà đầu tư có thể giải ngân với tỷ trọng thăm dò hoặc lựa chọn các cổ phiếu khác để đầu tư vào nhóm ngành ngân hàng.
Cách mua cổ phiếu VPB nhanh chóng và an toàn với DSC
Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu VPB trên trang web chính thức hoặc ứng dụng chứng khoán của Công ty Chứng khoán DSC đơn giản với 3 bước.
Bước 1: Mở tài khoản Chứng khoán DSC eKYC nhanh chóng chỉ với 3 phút. Xem hướng dẫn chi tiết: Hướng dẫn mở tài khoản.
Bước 2: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán. Xem hướng dẫn chi tiết nạp tiền vào tài khoản: Hướng dẫn nạp tiền.
Bước 3: Đặt lệnh mua cổ phiếu VPB Web/App DSC Trading
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với DSC qua hotline: (024) 3880 3456 để được hướng dẫn trực tiếp.
Trên đây là những phân tích chi tiết về cổ phiếu VPB mà DSC muốn cung cấp cho bạn đọc. Để đầu tư và kiếm được lợi nhuận cao từ đầu tư chứng khoán không phải chuyện dễ dàng, vậy nên nhà đầu tư cần phải kiên trì và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm thực chiến tốt nhất.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay: