Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
Việc chuyển nhượng cổ phần khi cổ đông muốn rút vốn trong công ty là hoàn toàn tự do nhưng cần đảm bảo sự đồng ý của Hội đồng cổ đông để không vi phạm đến cấu trúc vốn điều lệ. Trừ trường hợp công ty quy định đến hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu với một số cổ đông trong điều lệ thì cổ đông đó không có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Khi cổ đông có nhu cầu rút vốn khỏi công ty thì cần làm hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Việc chuyển nhượng được thực hiện với sự tham gia của hai bên: bên chuyển nhượng và bên mua ký trực tiếp hoặc ủy thác cho người đại diện đến ký thay. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện theo đúng quy định trong luật Chứng khoán Việt Nam hiện hành. Việc chuyển nhượng cổ phần cần xác lập bằng văn bản, thông qua cuộc họp Đại Hội Đồng cổ đông và đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố mà công ty đặt làm trụ sở chính.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Hiện nay, thủ tục chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông rất đơn giản, rút gọn quá trình nộp và kiểm duyệt từ Sở Kế hoạch và Đầu tư nên chỉ cần thực hiện 3 bước đơn giản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng cổ phần theo luật Chứng khoán Việt Nam quy định
Bước 2: Cổ đông ký hợp đồng xác nhận chuyển giao cổ phần
Bước 3: Lưu lại trong hồ sơ công ty và hoàn tất quá trình chuyển nhượng.
Thuế chuyển nhượng cổ phần
Khi chuyển nhượng cổ phần, cá nhân cần thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế cá nhân do chuyển nhượng vốn tới cơ quan thuế hoặc thông qua doanh nghiệp kê khai thay.
Nơi nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần ở đâu?
Cá nhân, doanh nghiệp khai thay thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế hoặc Cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần
Tối đa 10 ngày sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cá nhân, phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế TNCN tới cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.
Chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu
Cổ phiếu nào được phép chuyển nhượng?
-
Cổ phần của cổ đông sáng lập sở hữu được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác.
-
Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần của cổ đông sáng lập sở hữu được chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
-
Sau thời gian 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần.
-
Cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển nhượng trong trường hợp có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Cổ phiếu nào không được phép chuyển nhượng?
-
Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng trừ ngoại lệ ở mục trên.
-
Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần của cổ đông sáng lập sở hữu không được chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập khi không được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
-
Cổ phần không được phép chuyển nhượng trong trường hợp công ty quy định rõ không được chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ trong điều lệ công ty.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông, mong bài viết sẽ đem lại kiến thức bổ ích cho quý vị trên con người sáng lập hoặc mong muốn chuyển nhượng theo nhu cầu.