Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền

    Ở bài viết này, chúng ra sẽ cùng đi vào tìm hiểu sâu hơn về một hình thức cạnh tranh lai giữa độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh độc quyền. Cạnh tranh độc quyền là gì? Nó có đặc điểm gì? Ưu nhược điểm ra sao? Tại sao cạnh tranh độc quyền lại có sự kết hợp giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, nó có gì giống và khác so với hai hình thức này? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây!

    canh-tranh-doc-quyen-la-gi.png
    Cạnh tranh độc quyền là gì?

    Tổng quan về Cạnh tranh độc quyền

    Cạnh tranh độc quyền là gì?

    Thị trường cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition) là cấu trúc thị trường trong đó một số lượng lớn công ty sản xuất các sản phẩm tương tự mặc dù sẽ có những sự khác biệt trong tính năng và chất lượng nên chúng không thể thay thế cho nhau. Đây là hình thức cạnh tranh được kết hợp giữa các yếu tố của thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giống với độc quyền ở chỗ, các sản phẩm đưa ra có những tính năng riêng mà doanh nghiệp có thể từ đó định giá sản phẩm bán ra. Giống với thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở điểm rào cản gia nhập thấp, và các doanh nghiệp cũng dễ dàng rút khỏi thị trường.

    Bản chất của cạnh tranh độc quyền

    Bản chất của hình thức cạnh tranh này là thị trường mà tại đó, các doanh nghiệp bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có sự khác biệt nhất định về chất lượng, tính năng, số lượng. Vì vậy các công ty có những chính sách kiểm soát giá và định giá sản phẩm của mình một cách khác nhau. Tuy nhiên, rào cản gia nhập thấp và dễ dàng rút khỏi thị trường. điều này khiến cho các đối thủ cạnh tranh liên tục gia nhập thị trường để ngăn cản các công ty tạo ra lợi nhuận cao, khiến cho lợi thế khác biệt chỉ có thể tồn tại trong ngắn hạn.

    Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh độc quyền

    Với một hàng hoá rất dễ thay thế, ví dụ như thực phẩm, chúng thường được chế biến và cải tiến thay đổi một cách dễ dàng theo khẩu vị của từng loại khách hàng. Khiến cho các doanh nghiệp thường có xu hướng cải tiến chất lượng, tính năng của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó thu được lợi nhuận nhờ định ra mức giá bán hợp lý.

    Đây là nguyên nhân chính gây nên sự cạnh tranh độc quyền giữa các doanh nghiệp đưa ra những cải tiến mới về sản phẩm một cách sớm nhất. Tuy nhiên sự cải tiến về tính năng và chất lượng hay tìm ra sản phẩm thay thế rất đa dạng trong tương lai, nên rào cản gia nhập ngành là rất thấp cản trở lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp trong dài hạn.

    Tác động của cạnh tranh độc quyền đến nền kinh tế

    Các công ty trong thị trường cạnh tranh độc quyền thường tạo ra lợi nhuận kinh tế trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, lợi nhuận kinh tế họ tạo ra bằng không, do sự tự do ra vào trong ngành.

    Lợi nhuận ngắn hạn thu hút các doanh nghiệp mới, điều này cuối cùng dẫn đến cạnh tranh gia tăng, giá thấp hơn và sản lượng cao. Tuy nhiên một kịch bản như vậy chắc chắn sẽ triệt tiêu lợi nhuận kinh tế và dần dẫn đến thiệt hại kinh tế trong ngắn hạn. Nhưng quyền tự do thoát ra do gặp thiệt hại kinh tế sẽ dần điều tiết lại thị trường giúp loại bỏ các thiệt hại kinh tế.

    Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền

    Thị trường cạnh tranh độc quyền có những đặc điểm sau:

    Thứ nhất: Nhiều người bán và người mua

    Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, có một số lượng lớn người mua và người bán tham gia, tuy nhiên không lớn bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Dẫn đến các nhà cung cấp vẫn có một chút khả năng kiểm soát chính sách giá và sản lượng ở mức độ nào đó với định giá sản phẩm của

    Giả sử, nếu doanh nghiệp giảm giảm giá, doanh số bán được sẽ bị chênh lệch một chút so với nhiều đối thủ của nó, nhưng chỉ ở một mức độ rất nhỏ và các đối thủ này sẽ không có lý do gì để phản ứng trước sự thay đổi của doanh nghiệp này.

    Thứ hai: Sự khác biệt của sản phẩm

    Về cơ bản, sản phẩm của các hãng khác nhau sẽ không hoàn toàn quá khác biệt nhau, sự khác biệt này có thể là thực sự (thiết kế, vật liệu, tính năng) hoặc chỉ do tưởng tượng (thông qua quảng cáo, nhãn hiệu, chất lượng phục vụ)

    Thứ ba: Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp

    Lợi nhuận cao trong ngắn hạn từ những sản phẩm có ưu điểm mới đáp ứng các khoảng trống thị trường sẽ thu hút các doanh nghiệp nhảy vào xâu xé miếng bánh đó và đẩy nguồn cung lên, từ đó cung vượt cầu và giá sẽ giảm. Điều này khiến cho về dài hạn một số doanh nghiệp có thể thua lỗ và rời khỏi thị trường này, làm giảm nguồn cung hàng hoá và lại điều tiết lại giá nhưng chỉ khiến lợi nhuận trở về mức cân bằng chứ không thể cao như trước đi khi cung còn ít so với cầu.

    Thứ tư: Lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn

    Các doanh nghiệp với những cải thiện sản phẩm đáp ứng đúng những khoảng đang còn trống trên thị trường sẽ tạo ra lợi nhuận siêu ngạch nếu họ có thể hưởng lợi từ khoảng trống đó. Tuy nhiên điều này chỉ mang lại lợi nhuận ngắn hạn cho doanh nghiệp cho đến khi các đối thủ biết được khoảng thị trường chưa được lấp đầy đó và nhanh chóng tạo ra sản phẩm để phục vụ phân khúc này.

    Ví dụ như thị trường nước hoa, các doanh nghiệp có thể tạo ra một dòng sản phẩm với mùi hương mới lạ nhận được phản ứng tích cực từ khách hàng, tuy nhiên điều này chỉ mang đến lợi nhuận tốt trong ngắn hạn cho đến khi các đối thủ biết đến sự tồn tại của công thức nước hoa đó và tạo ra một công thức khác tốt hơn.

    • Thứ năm: Lợi nhuận giảm trong dài hạn

    Trong dài hạn, lợi nhuận sẽ thu hẹp khi có thêm những người mới gia nhập thị trường để cạnh tranh do rào cản gia nhập thấp. Vì thế mặc dù một số doanh nghiệp có thể thu lợi ngắn hạn từ các sản phẩm mới của họ nhưng những khoản lợi nhuận lớn đó sẽ có xu hướng giảm trong dài hạn khi có sự cạnh tranh

    • Thứ sáu: Thông tin không hoàn hảo

    Nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm không có quá nhiều khác biệt rõ rệt, do đó việc thu thập thông tin và so sánh sản phẩm tốn thời gian và chi phí cho người mua, vì thế họ không thể có cái nhìn về tất cả thông tin hoàn hảo của sản phẩm, công năng, chất lượng, giá cả.

    • Thứ bảy: Cạnh tranh phi giá cả

    Thị trường cung cấp các sản phẩm chỉ có một đặc điểm nhỏ khác biệt do đó các doanh nghiệp cạnh tranh về chất lượng phi giá cả ví dụ như phục vụ của nhân viên chu đáo hơn, các chính sách bảo dưỡng đãi ngộ, thương hiệu quảng cáo hay vị trí cửa hàng.

    Ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền

    Cạnh tranh độc quyền có thể nhìn thấy được ở các sản phẩm dịch vụ có thể được phân biệt theo nhiều cách như nhận diện thương hiệu, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng hay cải tiến nhỏ cho sản phẩm hay dịch vụ: Dưới đây là một số ví dụ cho thị trường cạnh tranh độc quyền:

    • Trạm xăng

    • Hiệu thuốc

    • Cửa hàng tạp hoá

    • Chuỗi cafe

    • Dịch vụ xe máy/taxi (Grab/Be/Gojek/…)

    Trên đây là một số thông tin cụ thể về cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền. Chúng tôi mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn một vài kiến thức hữu ích và một góc nhìn thú vị về sự vận động và các hình thái của thị trường kinh tế.

    Xem thêm:

    Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

    Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

    button_top5.png
    Nội dung liên quan
    Cạnh tranh
    Phân tích doanh nghiệp
    Phân tích cơ bản
    Bài viết nhiều người xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    15299 lượt xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    Cung tiền là gì? Tác động của cung tiền tới nền kinh tế
    9505 lượt xem
    Trong kinh tế học, cung tiền tệ là tổng số tiền mà một quốc gia hoặc khu vực cụ thể đưa vào lưu thông. Cung tiền thường bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
    Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì và mối quan hệ với thị trường chứng khoán
    8757 lượt xem
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo thời gian.
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    8269 lượt xem
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    8127 lượt xem
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    Cơ cấu vốn (capital structure) là gì? Cách áp dụng vào phân tích cổ phiếu
    7275 lượt xem
    Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
    FED là gì? Vai trò và tác động của FED đến kinh tế thế giới
    6130 lượt xem
    FED là viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System), là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED có mục tiêu chính là duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế Hoa Kỳ.
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    6086 lượt xem
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    6060 lượt xem
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    YOY là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số YOY
    5907 lượt xem
    "YOY" là viết tắt của "Year Over Year," một thuật ngữ trong kế toán và tài chính để so sánh dữ liệu trong một khoảng thời gian năm nay với cùng một khoảng thời gian năm trước.

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI