Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
Theo quy luật về cung - cầu của thị trường, khi giá thay đổi thì sản lượng cũng sẽ thay đổi theo. Nhưng trong thực tế thì mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và sản lượng không phải lúc nào cũng là 1:1. Đôi khi giá chỉ cần tăng một chút thôi cũng làm sản lương thay đổi đến hàng chục phần trăm, nhưng đôi khi có những mặt hàng kể cả giá có tăng rất nhiều thì nhu cầu vẫn không đổi.
Hiện tượng đó được gọi là độ co giãn của cầu theo giá. Vậy độ co giãn của cầu theo giá là gì?
Độ co giãn của cầu theo giá là gì?
Độ co giãn của cầu theo giá là sự thay đổi của cầu khi giá thay đổi. Hiểu đơn giản là nếu như giá một hộp sữa tăng thêm 1.000đ thì liệu số lượng sữa tiêu thụ sẽ giảm đi bao nhiêu hộp.
Như bạn đã biết, sự thay đổi về cầu khi giá của các mặt hàng khác nhau sẽ khác nhau. Khi này chúng ta sẽ có thêm khái niệm “co giãn” và “kém co giãn”.
Cầu của một hàng hóa, dịch vụ được gọi là co giãn khi giá cả thay đổi 1% sẽ khiến nhu cầu của hàng hóa đó giảm nhiều hơn 1%. Hiểu đơn giản nghĩa là chỉ cần giá tăng lên chút thì nhu cầu của hàng hóa đó sẽ giảm đi rất nhiều.
Ngược lại, với hàng hóa “kém co giãn” là khi giá cả thay đổi 1% thì nhu cầu đó giảm ít hơn 1%. Nghĩa là một loại hàng hóa mà cho dù giá có biến động thì nhu cầu vẫn không thay đổi nhiều.
Ngoài hàng hóa “co giãn” và “kém co giãn” thì còn 1 loại hàng hóa khá đặc biệt nữa của thị trường. Đó là cầu “hoàn toàn không co giãn”. Cầu “hoàn toàn không co giãn” là một loại hàng hóa, dịch vụ cho dù có giá có thay đổi bao nhiêu đi chăng nữa thì nhu cầu vẫn không hề thay đổi.
Ví dụ: ngày xưa ở một ngôi làng chỉ có duy nhất một nhà bán gạo. Bình thường giá gạo là 12.000đ/ cân. Nhưng bỗng một hôm nhà đó tăng giá lên 15.000đ/ cân thì người dân trong làng vẫn phải mua, bởi vì họ không còn lựa chọn nào khác.
Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá
Để áp dụng công thức tính độ co giãn của cầu theo giá, bạn cần lưu ý một số điều sau đây: - Lượng cầu của một hàng hóa thường tỷ lệ nghịch với giá cả của nó. Vì vậy, hệ số co giãn của cầu theo giá luôn là số âm. - Giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn cầu theo giá càng lớn càng chứng tỏ mức độ phản ứng của lượng cầu của hàng hóa với giá càng cao. Ví dụ: Giả sử 10% thay đổi về giá cả dịch vụ nối mi làm cho lượng người tiêu dùng sử dụng dịch vụ giảm 20%. Áp dụng công thức trên ta có: Hệ số co giãn của cầu = -20%/10% = -2 Như vậy, sự thay đổi về lượng cầu của dịch vụ nối mi gấp 2 lần sự thay đổi về giá cả.
Phân loại độ co giãn của cầu theo giá
Hệ số co giãn của cầu theo giá sẽ được chia thành 5 loại như sau:
Cầu ít co giãn (<1)
Cầu ít co giãn khi giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn của cầu theo giá nhỏ hơn 1. Ý nghĩa của hiện tượng cầu ít co giãn trên thị trường khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi nhỏ hơn 1%. Ví dụ các sản phẩm/hàng hóa cầu ít co giãn như hàng hóa ít có khả năng thay: xăng dầu, điện nước. Biểu đồ cầu ít co giãn theo giá là một đường cầu dốc. [caption id="attachment_18459" align="aligncenter" width="300"]Cầu ít co giãn theo giá Cầu ít co giãn theo giá[/caption]
Cầu co giãn tương đối theo giá (>1)
Cầu co giãn tương đối khi giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn của cầu theo giá lớn hơn 1. Ý nghĩa của hiện tượng cầu co giãn tương đối theo giá trên thị trường khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi lớn hơn 1%. Ví dụ các loại hành hóa có cầu co giãn tương đối theo giá như các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nhưng có khả năng thay thế cao sữa TH truemilk, sản phẩm thay thế là sữa Vinamilk, Nestle, Nutifood, Mộc Châu, Ba Vì,... Biểu đồ cầu ít co giãn theo giá là một đường cầu thoải.
Cầu co giãn đơn vị (=1)
Cầu co giãn đơn vị khi giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn của cầu theo giá bằng 1. Ý nghĩa của hiện tượng cầu co giãn đơn vị trên thị trường khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi đúng bằng 1%. Tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra trong thực tế.
Cầu hoàn toàn không co giãn (=0)
Cầu hoàn toàn không co giãn khi hệ số co giãn bằng 0. Điều này có ý nghĩa người tiêu dùng không thay đổi nhu cầu khi có điều chỉnh tăng/giảm giá. Theo giả thuyết các sản phẩm như thuốc đặc trị hay chữa bệnh sẽ có hệ số co giãn bằng 0. Nhưng thực tế chúng ta đang sống trong thị trường cạnh tranh, nên hầu hết các sản phẩm/dịch vụ đều có sản phẩm/dịch vụ khác thay thế. Biểu đồ của hiện tượng cầu hoàn toàn không co giãn là đường thẳng song song với trục tung.
Cầu co giãn hoàn toàn (=∞)
Giá không đổi khi lượng cầu thay đổi là hiện tượng cầu co giãn hoàn toàn, hệ số co giãn sẽ bằng ∞ bởi mẫu số bằng 0. Các mặt hàng có cầu co giãn hoàn toàn thường là sản phẩm có độ cạnh tranh rất cao, tiềm ẩn khả năng thay thế hoàn toàn như quần áo,… Biểu đồ của hiện tượng cầu hoàn toàn không co giãn là đường thẳng song song với trục hoành.
Ý nghĩa độ co giãn của cầu theo giá
Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất của một công ty chính là dòng máu chảy trong huyết quản của chính công ty đó. Do vậy việc tối ưu doanh thu luôn là điều tiên quyết hàng đầu của một doanh nghiệp.
Quan việc nghiên cứu mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá, ta có thể ước tính được mức tổng doanh thu tối ưu nhất mà ta có thể có được, từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra được quyết định nên tăng hay giảm giá một loại sản phẩm, giữ nguyên hay mở rộng quy mô sản xuất.
Cũng không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp thường dành phần lớn ngân sách để đầu tư tìm hiểu hành vi khách hàng. Chỉ với chỉ số độ co giãn của cầu là họ đã có được những thông tin quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận công ty.
Ngoài ra đối với tổng thể nền kinh tế, biết được độ co giãn của các mặt hàng sẽ giảm thiểu tối đa hàng hóa dư thừa trong thị trường.
Xác định độ co giãn của cầu theo giá
Cách xác định độ co giãn của cầu theo giá cũng khá đơn giản. Về cơ bản thì từ chính định nghĩa đã nói lên công thức để tính chỉ số này rồi.
Độ co giãn của cầu theo giá chính là tỷ lệ giữa % thay đổi trong sản lượng với % thay đổi trong giá bán.
Ví dụ: Một cốc sinh tố giá 20.000, giá tăng thêm 10% là 22.000 thì sản lượng bán được sẽ giảm đi 30% nghĩa là độ co giãn của loại sinh tố đó bằng 3 ( 30% / 10% ).
Ứng dụng độ co giãn của cầu theo giá
Xác định tổng doanh thu
Như đã phân tích ở ví dụ trên, bằng việc xác định được độ co giãn của cầu theo giá, ta có thể xác định được mức doanh thu, lợi nhuận tối ưu của một công ty. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý với loại hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh.
Xác định mức giá của một loại hàng hóa khi thị trường có biến động
Thường thì độ co giãn của một loại hàng hóa, dịch vụ sẽ khá ít thay đổi theo thời gian. Do vậy ta có thể ứng dụng chỉ số này để dự phóng giá của một số loại hàng hóa nếu như trên thị trường có những biến động động bất ngờ.
Ví dụ như giá dầu tăng trong thời gian vừa rồi, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán giá dầu có thể tăng tới 120$ / thùng.
Ảnh hưởng đến GDP nền kinh tế
GDP chính là tổng sản phẩm quốc nội mà một quốc gia sản xuất được trong một thời kỳ. Độ co giãn của cầu ảnh hưởng trực tiếp lên giá và sản lượng, mà đây lại là 2 yếu tố chính của GDP. Vì vậy độ co giãn của cầu cũng sẽ tác động rất lớn lên GDP của một quốc gia.
Ví dụ: Những quốc gia có nhiều mặt hàng “kém co giãn” thì sẽ khá ổn định với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi xuất hiện khủng hoảng. Bởi vì cho dù thế giới có khủng hoảng thì các mặt hàng đó vẫn rất khó để giảm đi lượng cầu.
Bài viết này đã thảo luận về chủ đề Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá. Để tìm hiểu thêm các chủ đề liên quan, bạn có thể đọc các bài viết sau từ DSC:
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay: