Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học vi mô. Nó giúp chúng ta hiểu cách thức hoạt động của thị trường và vai trò của cạnh tranh trong việc thúc đẩy hiệu quả kinh tế.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Đặc điểm của nó như thế nào, điều kiện xảy ra là gì? Ưu nhược điểm của thị trường này và thực tế nó có vận hành được không? Tất cả sẽ được giải đáp trong phần dưới đây.

canh-tranh-hoan-hao.png

Cạnh tranh hoàn hảo là gì?

Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition) là một thị trường lý tưởng trong đó có rất nhiều người mua và người bán, và họ đều có nguồn thông tin hoàn hảo, cân xứng. Vì thế, người bán hoàn toàn không có khả năng gì trong việc quyết định mức giá bán của thị trường, mà mức giá thị trường sẽ được tự định hình qua luật cung-cầu.

Khác với cạnh tranh độc quyền, trong cạnh tranh hoàn hảo đảm bảo người mua và người bán có thể nắm được giá cả mà họ có thể mua - bán, mà không có một doanh nghiệp nào có thể chi phối tác động tới mức giá trong cả ngắn, trung và dài hạn.

Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh hoàn hảo

Thứ nhất, các sản phẩm phải có sự đồng nhất: Các hàng hoá của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là các hàng hoá thay thế hoàn hảo (Very good substitutes) với công dụng và chất lượng hoàn toàn như nhau.

Thứ hai, mức giá được định sẵn bởi thị trường vì thế đường cầu là đường nằm ngang: Mức giá thị trường sẽ chính bằng cầu, bằng với mức doanh thu cận biên (marginal revenue: mức tăng tổng doanh thu khi bán thêm một đơn vị hàng hoá), và cũng bằng với doanh thu trên một sản phẩm.

Thứ ba, thông tin đều sẵn có và hoàn hảo: Người mua và người bán hoàn toàn nắm được mức giá thành và thông tin chi tiết về sản phẩm, điều này giúp người tiêu dùng có những đánh giá chính xác nhất về sản phẩm và không bị mua hớ.

Thứ tư, vì thông tin hoàn hảo và mức giá định hình bởi thị trường, nên tại điểm cân bằng của thị trường, không có doanh nghiệp nào nhận được lợi nhuận kinh tế, và các doanh nghiệp sản xuất với mức chi phí trung bình trên sản phẩm thấp nhất, chính bằng chi phí cận biên (mức chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 sản phẩm) và bằng với doanh thu cận biên.

Thứ năm, không có rào cản gia nhập thị trường: Lượng hàng hoá là hoàn toàn như nhau về giá và chất lượng, thông tin hoàn hảo, do đó các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Nếu có công ty rút lui khỏi thị trường, sản lượng thị trường giảm và đẩy giá thị trường lên trong ngắn hạn, khuyến khích các doanh nghiệp khác gia tăng sản lượng, doanh thu và lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp sẽ tăng. Nếu có công ty gia nhập thị trường, sản lượng tăng, bởi thế giá thị trường sẽ giảm trong ngắn hạn, khiến các doanh nghiệp khác phải giảm sản lượng, doanh thu và lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp giảm.

Sự vận động của thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn và dài hạn

Trong ngắn hạn, một số công ty có thể thu được lợi tức kinh tế do cầu thị trường tăng đẩy mức giá và sản lượng của thị trường lên trong ngắn hạn, khuyến khích các doanh nghiệp tăng sản lượng và nhận được lợi nhuận kinh tế. Trong dài hạn, việc các doanh nghiệp mở rộng quy mô và nhiều doanh nghiệp ra nhập thị trường sẽ đẩy sản lượng tăng, từ đó mức giá thị trường sẽ giảm dần.

Tác động của cạnh tranh hoàn hảo đến thị trường

Ưu điểm

Một ưu điểm ta có thể dễ dàng nhìn thấy đó là người tiêu dùng có thể nắm được thông tin hoàn hảo về sản phẩm đặc biệt là giá cả để mua được sản phẩm với mức giá phù hợp nhất, tránh bị hét giá cao, bởi trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không ai có sức ảnh hưởng đủ lớn để chi phối về giá cả

Sản phẩm đồng nhất khiến người mua mua được mặt hàng đủ tiêu chuẩn và gần như không phải lo lắng về chất lượng sản phẩm

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, chi phí quảng cáo, marketing, phát triển sản phẩm mà doanh nghiệp phải chịu gần như là không có và không cần thiết

Vì có rất nhiều người bán và người mua nên hoàn toàn có thể lựa chọn đối tác thuận tiện nhất cho mình và dễ dàng chuyển đối tác khác nếu cảm thấy không vừa lòng.

Nhược điểm

Các doanh nghiệp trên thị trường gần như không thể đưa ra chiến lược hay bất cứ kế hoạch gì để chiếm thị phần từ đó chi phối về giá cả và sản lượng.

Chính việc các doanh nghiệp đều không có khả năng chi phối hay áp đảo khiến cho thị trường này không tạo ra động lực khuyến khích người bán trong việc tối ưu hoá doanh nghiệp và sản phẩm của mình.

So sánh các thị trường cạnh tranh

Các loại thị trường

Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh độc quyền

Độc quyền nhóm

Độc quyền

Số lượng người bán

Rất nhiều

Nhiều

Ít

Một doanh nghiệp duy nhất

Rào cản gia nhập

Rất thấp

Thấp

Cao

Rất cao

Tính chất thay thế của hàng hoá

Hàng hoá thay thế hoàn hảo

Hàng hoá có thể thay thế nhưng vẫn có điểm khác biệt nhỏ

Hàng hoá thay thế hoàn hảo hoặc hàng hoá có thể phân biệt

Không có hàng hoá thay thế

Yếu tố cạnh tranh trong ngành

Chỉ có giá

Giá, marketing, các yếu tố giá trị gia tăng cho sản phẩm,...

Giá, marketing, các yếu tố giá trị gia tăng cho sản phẩm,...

Quảng cáo

Sức ảnh hưởng về giá của doanh nghiệp

Không có

Một chút

Một chút cho đến rõ rệt

Rõ rệt

Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Lấy một ví dụ đơn giản với việc bán rau củ quả ở các chợ. Có rất nhiều người tiêu dùng và người bán hàng cùng ở buổi chợ đó, và họ độc lập với nhau. Mặt hàng rau củ quả là đồng nhất và ở hàng này và hàng khác không có sự khác biệt nào về sản phẩm. Người bán và người mua đều có thể nắm rõ giá cả và thông tin về sản phẩm. Họ biết giá bao nhiêu là mua được để không bị mua đắt, chẳng hạn như hàng này bán bao nhiêu, hàng kia bán bao nhiêu, bà hàng xóm mua với giá nào,... trước khi mua họ cũng sẽ tham khảo hàng nào ngon và người bán dễ tính để đưa ra quyết định, và nếu một hàng bán không khiến họ hài lòng họ hoàn toàn có thể chuyển sang một hàng khác để mua.

Ngoài ra việc mua hàng thường xuyên với những mặt hàng thiết yếu cũng khiến cho người bán và người mua hiểu rõ nhau, còn gọi là khách quen.

Thực trạng thị trường cạnh tranh hoàn hảo tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế đang phát triển với hình thức kinh tế thị trường nhiều thành phần, vận động theo 3 yếu tố là tự do cạnh tranh - tự do định đoạt của chủ thể kinh doanh - chế độ sở hữu đa thành phần. Hiện nay xu hướng khởi nghiệp vẫn đang là xu hướng tất yếu của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là khuyến khích những ý tưởng mới sáng tạo, những áp dụng công nghệ hiện đại đổi mới để giải quyết những vấn đề trong xã hội và giải quyết nhu cầu người dân. Do đó tính sáng tạo, ứng dụng đổi mới và tạo ra lợi thế cạnh tranh vẫn là một yếu tố chủ chốt thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế dù có đi theo hướng nào đi chăng nữa.

Để áp dụng lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo, cần người dân phải nắm rất rõ nhiều thông tin chính xác liên quan đến các sản phẩm và hiểu biết về cả pháp luật cũng như quyền lợi của mình. Điều này là khá khó khăn với đại đa số người dân Việt Nam để nhận biết một cách rõ nét trong thời điểm hiện tại. Do đó để áp dụng thực tiễn cạnh tranh hoàn hảo, cần sự can thiệp của chính phủ và các cơ quan nhà nước, cũng như các doanh nghiệp cho những vấn đề này. Tuy nhiên đây sẽ là một chặng đường dài và nhiều chông gai để hiện thực hóa một kết quả cụ thể và đồng bộ cho tất cả.

Kết luận

Tóm lại, thị trường cạnh tranh hoàn hảo được coi là một hình mẫu lý tưởng mang lại nhiều giá trị nhất cho cộng đồng với thông tin hoàn hảo và mọi thứ được định hình bởi thị trường một cách hoàn toàn tự nhiên mà không có sự tác động và chi phối của bất kỳ chủ thể nào, tuy nhiên để áp dụng vào thực tiễn thì hoàn toàn không phải điều đơn giản, khi mọi doanh nghiệp hay người tiêu dùng đều hướng tới mục đích tối ưu hoá lợi ích cho cá nhân mình. Ngoài ra lý thuyết này cũng có thể là một rào cản khi về dài hạn nó không khuyến khích tạo động lực cho các doanh nghiệp thay đổi sản phẩm cũng như tối ưu hoá doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trên cung cấp cho các bạn một bức tranh tổng thể để có những đánh giá chính xác hơn.

Bài viết này đã thảo luận về chủ đề Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Để tìm hiểu thêm các chủ đề liên quan, bạn có thể đọc các bài viết sau từ DSC:

Nội dung liên quan
Cạnh tranh
Kinh tế học vi mô
Phân tích doanh nghiệp
Bài viết nhiều người xem
Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
12958 lượt xem
Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Cung tiền là gì? Tác động của cung tiền tới nền kinh tế
8483 lượt xem
Trong kinh tế học, cung tiền tệ là tổng số tiền mà một quốc gia hoặc khu vực cụ thể đưa vào lưu thông. Cung tiền thường bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì và mối quan hệ với thị trường chứng khoán
7962 lượt xem
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo thời gian.
So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
7217 lượt xem
So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Cơ cấu vốn (capital structure) là gì? Cách áp dụng vào phân tích cổ phiếu
6792 lượt xem
Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
6088 lượt xem
Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
5744 lượt xem
Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
FED là gì? Vai trò và tác động của FED đến kinh tế thế giới
5481 lượt xem
FED là viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System), là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED có mục tiêu chính là duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế Hoa Kỳ.
5 Chỉ số quan trọng của phân tích cơ bản trong chứng khoán
5298 lượt xem
5 Chỉ số quan trọng của phân tích cơ bản trong chứng khoán
YOY là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số YOY
5175 lượt xem
"YOY" là viết tắt của "Year Over Year," một thuật ngữ trong kế toán và tài chính để so sánh dữ liệu trong một khoảng thời gian năm nay với cùng một khoảng thời gian năm trước.

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI