Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Có nên mua cổ phiếu MSB hay không?

    Với những nhà đầu tư yêu thích những ngành tăng trưởng ổn định và bền vững nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thì không thể bỏ qua ngành ngân hàng. Và một trong những cổ phiếu ngân hàng đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư là cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB). Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi “Có nên mua cổ phiếu MSB hay không” nhé!

    2 (21).jpg

    Ảnh: Có nên mua cổ phiếu MSB

    Tổng quan về cổ phiếu MSB

    Tổ chức phát hành

    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) được thành lập vào năm 1991 theo Giấy phép hoạt động số 0001/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. MSB hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn, cung cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính liên quan. MSB cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được giấy phép thanh toán quốc tế và là ngân hàng đầu tiên áp dụng mạng máy tính LAN và WAN để giảm thời gian chuyển tiền. Tháng 12/2020, MSB đã niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

    Tính tới hết năm 2022, MSB có 62 chi nhánh, và 201 phòng giao dịch tại 51 tỉnh thành trên cả nước.

    1 (21).jpg

    Ảnh: Tổng quan về cổ phiếu MSB

    Lịch sử hình thành

    Ngày 8/6/1991, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0001/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trở thành 1 trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam. 

    Năm 2005, MSB chuyển địa điểm hội sở từ Hải Phòng ra Hà Nội và mở rộng phạm vi hoạt động với 16 chi nhánh mới.

    Năm 2009, MSB tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ và đạt 109 điểm giao dịch trên khắp toàn quốc

    Năm 2011, ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 8000 tỷ và đạt 230 điểm giao dịch trên khắp toàn quốc. 

    Năm 2015, MSB sát nhập ngân hàng TMCP Phát triển Mekong (MDB), trở thành top 5 ngân hàng thương mại xét trên mạng lưới chi nhánh và vốn điều lệ.

    Ngày 23/12/2020, MSB trở thành công ty đại chúng sau khi niêm yết thành công trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

    Cơ cấu cổ đông

    Một số cổ đông lớn của MSB bao gồm: VNPT (6,05%), CTCP Đầu tư Phát triển BĐS Thành Vinh (5,33%), CTCP Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL (4,07%), CTCP TNG Realty (2,95%), CTCP May - Diêm Sài Gòn (2,82%).

    Có nên mua cổ phiếu MSB hay không

    DSC đi sâu vào phân tích doanh nghiệp bao gồm từ việc phân tích các yếu tố định tính: Kỳ vọng ngành, mô hình kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến các yếu tố định lượng là các tiêu chí trong báo cáo tài chính và những chỉ số định giá như P/E hay P/B… Ngoài ra, DSC kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cổ phiếu để đưa ra nhận định khách quan nhất cho nhà đầu tư.

    Đánh giá yếu tố cơ bản cổ phiếu MSB

    1. Yếu tố định tính

    a. Kỳ vọng ngành ngân hàng

    Ngành ngân hàng là một trong những ngành lớn và tăng trưởng ổn định nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trong năm 2023, chịu sự ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, ngành ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thiếu cầu tín dụng và nợ xấu tăng cao. Hệ quả của hai yếu tố trên đã khiến tốc độ tăng trưởng KQKD của ngành chững lại. Với nhiều chính sách hỗ trợ đã được chính phủ ban hành như giảm lãi suất điều hành, giãn nợ tín dụng, giãn nợ trái phiếu doanh nghiệp, v.v., ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện KQKD trong 2H 2023. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng với các thông tư giãn nợ này không triệt tiêu rủi ro của nhóm ngành ngân hàng mà chỉ đẩy lùi rủi ro về năm 2024 - 2025.

    b. Mô hình kinh doanh MSB

    Về đối tượng khách hàng, MSB hướng tới phục vụ cả 2 nhóm tổ chức và cá nhân. Trong đó, nhóm khách hàng tổ chức là trọng tâm chính, chiếm tới 70% tổng tín dụng của ngân hàng. Về các loại hình dịch vụ, MSB cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ tài chính: Huy động/cho vay, Tài trợ thương mại, Dịch vụ thanh toán, Dịch vụ tài chính khác (Bancassurance, v.v.). Trong đó, mảng cho vay là hoạt động kinh doanh cốt lõi, chiếm ~78% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.

    c. Lợi thế cạnh tranh MSB

    Nhờ chú trọng phát triển các sản phẩm ngân hàng số và duy trì được tệp khách hàng thân thiết, MSB có được lượng tiền gửi không kỳ hạn khá cao. Tính đến hết Q2/2023, tỷ lệ CASA của MSB đạt 22,5%, đứng thứ 4 toàn hệ thống. Lượng tiền gửi không kỳ hạn cao giúp MSB giảm chi phí huy động vốn và đạt được mức biên lãi thuần (NIM) cao hơn so với trung bình ngành.

    2. Yếu tố định lượng

    a. Đánh giá các tiêu chí báo cáo tài chính MSB

    Trong 5 năm trở lại, MSB chỉ đạt tốc độ tăng trưởng tổng tài sản kép CAGR 11,5%, khá thấp khi so với mặt bằng chung các ngân hàng tương quan. Trong năm 2023, do chịu tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh của MSB cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng đã tăng từ chỉ 1,7% trong giai đoạn đầu năm lên tới 2,6% vào Q2/2023. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) theo đó cũng giảm nhẹ từ 70% xuống chỉ còn 64%. Với các chính sách giãn nợ tín dụng đã được ban hành, chúng tôi kỳ vọng MSB sẽ có KQKD tăng trưởng tốt hơn trong 2H 2023.

    b. Định giá cổ phiếu MSB

    Kết phiên 12/10/2023, MSB đang giao dịch ở mức P/B 0,95, thấp hơn đáng kể so với mức P/B trung bình 5 năm của cổ phiếu là 1,34. Mức chiết khấu sâu này chủ yếu tới từ rủi ro tín dụng của ngân hàng khi tỷ lệ nợ xấu của MSB tăng mạnh trong năm 2023.

    image.png

    Ảnh: Biểu đồ giá và P/B của MSB

    Đánh giá yếu tố kỹ thuật cổ phiếu MSB

    MSB sideway trong kênh song song hướng lên, trong ngắn hạn giá có thể tiếp cận đến vùng 16, nhà đầu tư đang có MSB có thể tiếp tục nắm giữ và quan sát vùng này. Còn trường hợp mở vị thế mua mới tại đây, DSC nhận thấy chưa phù hợp khi tỉ lệ RR không hấp dẫn. Ngoài ra, với nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu MSB nắm giữ dài hạn thì kỹ thuật MSB chưa cho tín hiệu cấu trúc xu hướng tăng trong dài hạn, nhà đầu tư nên tìm hiểu thêm phân tích cơ bản để ra quyết định mua vào cổ phiếu này.

    image.png

    Ảnh: Phân tích kỹ thuật cổ phiếu MSB

    Đây là những dữ liệu phân tích kỹ thuật tại thời điểm viết bài, nhà đầu tư muốn tham khảo chi tiết điểm mua, điểm bán tại thời điểm hiện tại đối với cổ phiếu MSB có thể có thể theo dõi báo cáo phân tích “Nhận định thị trường hàng ngày” hoặc tham gia nhóm Zalo để đặt câu hỏi cho chuyên gia phân tích kỹ thuật của chúng tôi.

    -> Xem thêm: Báo cáo nhân định thị trường

    -> Liên hệ để tham gia nhóm tư vấn: Zalo

    Cách mua cổ phiếu MSB nhanh chóng và an toàn với DSC

    Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu MSB trên trang web chính thức hoặc ứng dụng chứng khoán của Công ty Chứng khoán DSC đơn giản với 3 bước.

    Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với DSC qua hotline: 0911 000 316 để được hướng dẫn trực tiếp.

    Trên đây là những đánh giá chi tiết về cổ phiếu MSB. Hi vọng nhà đầu tư đã có những quyết định cho riêng mình về câu hỏi có nên mua cổ phiếu MSB. Tham khảo thêm các bài viết phân tích về cổ phiếu khác tại mục Đầu tư hiệu quả của DSC nhé.

    Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

    Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

    button_top5.png


     

    Nội dung liên quan
    MSB
    Mua cổ phiếu
    Bài viết nhiều người xem
    Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
    7283 lượt xem
    Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
    Top cổ phiếu Cao su nên đầu tư năm 2024
    7184 lượt xem
    Nhóm cổ phiếu cao su được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu ở thời điểm hiện tại. Vậy mã cổ phiếu cao su nào có nhiều tiềm năng và đáng đầu tư nhất 2023? Hãy cùng DSC phân tích dựa trên công cụ đầu tư Wetrade.
    Lãi kép trong đầu tư chứng khoán là gì? Cách tận dụng lãi kép để đầu tư sinh lời
    6142 lượt xem
    Lãi kép là một khái niệm trong tài chính, chỉ sự gia tăng lãi kiếm được từ một khoản đầu tư do tiền lãi trước đó kiếm được kiếm được làm tăng tiền gốc.
    Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
    5514 lượt xem
    Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
    Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
    5488 lượt xem
    Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
    Có nên mua cổ phiếu VPB hay không?
    5292 lượt xem
    Cổ phiếu VPB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu bluechip với sự an toàn và nhiều tiềm năng sinh lời bền vững. Hãy cùng chuyên gia của DSC định giá cổ phiếu để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu VPB hay không nhé!
    Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
    5069 lượt xem
    Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
    Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
    5028 lượt xem
    Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
    Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
    4918 lượt xem
    Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
    Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023
    4861 lượt xem
    Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI