Có nên mua cổ phiếu VCB (Vietcombank) hay không?
Vietcombank thuộc một trong bốn ngân hàng lớn đứng đầu ngành tại thị trường Việt Nam. Là cổ phiếu top 1 vốn hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như trong ngành ngân hàng. Trong bài viết dưới đây, cùng DSC phân tích chi tiết về cổ phiếu VCB (Vietcombank) và có nên mua cổ phiếu VCB nắm giữ dài hạn hay không nhé!
Ảnh: Có nên mua cổ phiếu VCB
Tổng quan về cổ phiếu VCB
Tổ chức phát hành
Cổ phiếu VCB là được phát hành bởi Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam hay còn được gọi là Ngân hàng Vietcombank, chính thức hoạt động vào ngày 01/04/1963. Vietcombank được biết tới là ngân hàng hàng đầu với quy mô tổng tài sản top đầu, đi cùng với chất lượng tài sản tốt trong nhiều năm. Bộ đệm dự phòng lớn của Vietcombank là yếu tố tạo nên vị thế khác biệt, đặc biệt là trong bối cảnh chất lượng tài sản ngành ngân hàng đi xuống do tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Ảnh: Tổng quan về cổ phiếu VCB
Lịch sử hình thành
Ngày 01/04/1963, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Ngày 02/06/2008, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần, là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa.
Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Đến nay, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có hơn 600 Chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm: 1 Trụ sở chính tại Hà Nội; 126 Chi nhánh; 510 phòng giao dịch; 4 Công ty con ở trong nước (Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty kiều hối, Công ty cao ốc Vietcombank 198); 3 Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 1 Văn phòng đại diện tại TP. HCM; 1 Văn phòng đại diện tại Singapore, 1 Văn phòng đại diện tại Mỹ; 3 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, 1 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 1 Trung tâm xử lý tiền mặt tại TP. HCM; 3 Công ty liên doanh, liên kết. Về nhân sự, Vietcombank hiện có gần 23.000 cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.163 ngân hàng đại lý tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Cơ cấu cổ đông
Gần 93% cổ phần của VCB thuộc cổ đông tổ chức và cổ đông chiến lược, trong đó Ngân hàng nhà nước nắm giữ 74,8%.
Các chỉ số cơ bản về cổ phiếu VCB
Mã cổ phiếu: VCB
Ngành: Ngân hàng
Năm thành lập: 01/04/1963
Ngày niêm yết: 30/6/2009
Sàn: HOSE
Vốn điều lệ:
Số lượng cổ phiếu đang niêm yết:
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành:
Vốn hóa thị trường:
P/E:
- P/B:
(Số liệu cập nhập: 17/1/2024)
Có nên mua cổ phiếu VCB hay không
DSC đi sâu vào phân tích doanh nghiệp bao gồm từ việc phân tích các yếu tố định tính: Kỳ vọng ngành, mô hình kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến các yếu tố định lượng là các tiêu chí trong báo cáo tài chính và những chỉ số định giá như P/E hay P/B… Ngoài ra, DSC kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cổ phiếu để đưa ra nhận định khách quan nhất cho nhà đầu tư.
Đánh giá yếu tố cơ bản cổ phiếu VCB
1. Yếu tố định tính
a. Kỳ vọng ngành ngân hàng
Ngành ngân hàng năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức với mức tăng trưởng tín dụng hạn chế và chất lượng tài sản suy giảm. Mặc dù mặt bằng lãi suất cho vay đã neo tại mức thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến NIM, tuy nhiên nhu cầu đầu ra vẫn còn hạn chế. Với 4 lần giảm lãi suất, kỳ vọng đáy của NIM sẽ ở đâu đó quanh mức hiện tại. Tuy nhiên, mức độ cải thiện sẽ phân hóa giữa các ngân hàng, với ưu thế thuộc về những ngân hàng có tỷ lệ cho vay cá nhân cao, LDR thấp. Ngoài ra, yếu tố về chất lượng tài sản cũng là vấn đề nan giải khi tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng mạnh khi thị trường bất động sản chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt.
b. Mô hình kinh doanh VCB
Mô hình kinh doanh của VCB nhìn chung tương tự với các ngân hàng khác, ngoài nghiệp vụ cốt lõi là huy động tiền gửi và cho vay, đóng góp vào khoản mục thu nhập từ lãi (NII), VCB còn thực hiện những nghiệp vụ khác như: Dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế, dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật, dịch vụ ngân hàng đại lý,... đóng góp vào thu nhập ngoài lãi.
c. Lợi thế cạnh tranh VCB
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đi kèm chất lượng tín dụng được kiểm soát hiệu quả với tỷ lệ dự phòng cao nhất ngành ngân hàng. Tỷ lệ cho vay Bất động sản và tỷ lệ trái phiếu thấp. Lợi thế về quy mô vốn và tài sản cũng giúp VCB tham gia thu xếp vốn cho những tập đoàn và dự án lớn như: Petrolimex, tập đoàn Hòa Phát, Dự án Long Thành,...
2. Yếu tố định lượng
a. Đánh giá các tiêu chí báo cáo tài chính VCB
Tỷ lệ nợ xấu tại VCB được duy trì tại mức cực kỳ thấp, chỉ dưới 1% trong nhiều năm liên tục, kể cả trong bối cảnh nhiều ngân hàng có mức nợ xấu tăng mạnh, thì tỷ lệ này tại VCB vẫn gần như bất biến. Kỳ vọng nửa sau năm 2023, khoản trích lập dự phòng giảm, làm nhẹ bớt áp lực cho lợi nhuận.
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu ổn định qua nhiều năm với mức CAGR lần lượt là 16% và 11%.
Tỷ lệ NIM với những ngân hàng nhà nước như VCB thường chịu áp lực lớn hơn do thường là những ngân hàng đi đầu trong chính sách giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Trong ngắn hạn, kỳ vọng thương vụ tăng vốn từ cổ đông chiến lược sẽ hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của VCB.
b. Định giá cổ phiếu VCB
Chỉ số P/B của VCB cao nhất ngành cho thấy mức định giá không hấp dẫn.
Ảnh: Biểu đồ giá và P/B của VCB
Đánh giá yếu tố kỹ thuật cổ phiếu VCB
VCB là một trong những cổ phiếu có đà tăng theo thời gian tốt nhất thị trường và cũng thể hiện tốt hơn sức tăng chung của VN-Index mặc dù định giá cổ phiếu theo P/E là đắt nếu so với mặt bằng chung ngành ngân hàng.
Hiện tại xu hướng tăng của VCB vẫn chưa cho thấy dấu hiệu bị phá vỡ khi đường giá vẫn đang liên tiếp xuất hiện các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Tuy nhiên hiện giá đang rơi vào một đợt sóng giảm và đang thử thách hỗ trỡ đầu tiên cũng là mốc Fibonacci 0.236 (83.67). DSC đánh giá VCB rất có thể sẽ có những nhịp hồi phục nhỏ quanh các hỗ trợ như vùng 83.67 hoặc 81.56 (đỉnh cũ) trước khi giảm về mốc đảo chiều mạnh của Fibonacci là 0.382 (77.81) rồi sau đó sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong dài hạn của mình.
Đây là những dữ liệu phân tích kỹ thuật tại thời điểm viết bài, nhà đầu tư muốn tham khảo chi tiết điểm mua, điểm bán tại thời điểm hiện tại đối với cổ phiếu VCB có thể có thể theo dõi báo cáo phân tích “Nhận định thị trường hàng ngày” hoặc tham gia nhóm Zalo để đặt câu hỏi cho chuyên gia phân tích kỹ thuật của chúng tôi.
Ảnh: Phân tích kỹ thuật cổ phiếu VCB
Đây là những dữ liệu phân tích kỹ thuật tại thời điểm viết bài, nhà đầu tư muốn tham khảo chi tiết điểm mua, điểm bán tại thời điểm hiện tại đối với cổ phiếu VCB có thể có thể theo dõi báo cáo phân tích “Nhận định thị trường hàng ngày” hoặc tham gia nhóm Zalo để đặt câu hỏi cho chuyên gia phân tích kỹ thuật của chúng tôi.
-> Xem thêm: Báo cáo nhân định thị trường
-> Liên hệ để tham gia nhóm tư vấn: Zalo
Kết luận
Có nên mua cổ phiếu VCB hay không? Xét về cả góc nhìn phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật đều cho thấy cổ phiếu VCB chưa phù hợp để tham gia đầu tư hay trading đối với những nhà đầu tư cá nhân do định giá cao và tính thị trường thấp.
Cách mua cổ phiếu VCB nhanh chóng và an toàn với DSC
Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu VCB trên trang web chính thức hoặc ứng dụng chứng khoán của Công ty Chứng khoán DSC đơn giản với 3 bước.
Bước 1: Mở tài khoản Chứng khoán DSC eKYC nhanh chóng chỉ với 3 phút. Xem hướng dẫn chi tiết: Hướng dẫn mở tài khoản.
Bước 2: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán. Xem hướng dẫn chi tiết nạp tiền vào tài khoản: Hướng dẫn nạp tiền.
Bước 3: Đặt lệnh mua cổ phiếu VCB Web/App DSC Trading
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với DSC qua hotline: 0911 000 316 để được hướng dẫn trực tiếp.
Trên đây là những đánh giá chi tiết về cổ phiếu VCB. Hi vọng nhà đầu tư đã có những quyết định cho riêng mình về câu hỏi có nên mua cổ phiếu VCB. Tham khảo thêm các bài viết phân tích về cổ phiếu khác tại mục Đầu tư hiệu quả của DSC nhé.