Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Top 5 cổ phiếu dầu khí sẽ hưởng lợi trong năm 2024 khi giá dầu tăng

Cổ phiếu dầu khí là nhóm cổ phiếu chu kỳ có tương quan rất cao với giá dầu. Mà hiện nay, giá dầu đang tăng rất mạnh trở lại do cuộc chiến tranh ngày một leo thang ác liệt ở Trung Đông– nơi nổi tiếng với trữ lượng dầu mỏ dồi dào, lớn nhất và tập trung nhất trên thế giới. Vì vậy rất có thể kết quả kinh doanh của nhóm dầu khí sẽ rất tốt trong thời gian tới. Bài viết này sẽ tập trung phân tích 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm ngành dầu khí đáng đầu tư nhất trong năm 2024, bao gồm PVT, PVD, GAS, PVS và BSR, để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

top-co-phieu-nganh-dau-khi.jpg

1. Tổng CTCP Vận tải Dầu khí - Mã cổ phiếu: PVT

  • Định giá hợp lý: 36.000 (Tiềm năng tăng giá: 24%)
  • Vốn hóa: 10.300 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 10,37 lần ; P/B: 1,45 lần

Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí PVTrans là một công ty trực thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam với tỷ lệ sở hữu là 51%, được thành lập vào năm 2002 và hiện được niêm yết trên sàn HOSE. Đây là doanh nghiệp vận tải dầu khí lớn nhất Việt Nam với đội tàu 48 chiếc và trọng tải hơn 1 triệu DWT. 

Luận điểm đầu tư:

  • Giá cước vận tải địn h hạn vẫn duy trì ở mức cao: Theo số liệu từ Fearnleys, giá cước định hạn 1 năm của các tàu vận tải dầu thô & xăng dầu thành phẩm hóa chất (XDTPHC) vẫn cao hơn tương đối so với cùng kỳ. Cụ thể, tàu Aframax cao hơn 8%, tàu Handymax cao hơn 9% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do các cuộc tranh chấp địa chính trị (Xung đột Nga - Ukraine và xung đột tại Trung Đông) làm thay đổi các tuyến vận tải, từ đó gián tiếp khiến quãng đường vận tải tăng lên, phản ánh vào giá cước. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt tàu chở dầu/ XDTPHC vẫn đang diễn ra khi nguồn cung tăng trưởng tương đối chậm. Vì vậy, DSC kỳ vọng giá cước vận tải dầu thô/XDTPHC sẽ duy trì ở mức cao, tiếp tục hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..
  • Tiếp tục kế hoạch trẻ hóa đội tàu: Trong hơn 3 năm qua, PVT đã tích cực thực hiện chiến lược "trẻ hóa" đội tàu qua việc thanh lý các tàu cũ không còn khả năng khai thác và đầu tư các tàu mới với hiệu năng tốt hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn để tham gia các tuyến vận tải quốc tế. Các tàu đầu tư mới cũng sẽ có cơ hội được ký kết hợp đồng cho thuê trên nền giá cao. Trong năm nay công ty đặt kế hoạch sẽ tiếp tục đầu tư thêm 3 - 5 tàu với với tổng trọng tải lên tới 280.000 DWT.

2. Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí - Mã cổ phiếu: PVD

  • Định giá hợp lý: 37.000 (Tiềm năng tăng giá: 33%)
  • Vốn hóa: 15.600 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 24,16 lần ; P/B: 1 lần

PVD hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan và dịch vụ kỹ thuật khoan phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Với việc sở hữu 7 giàn khoan, PVD đã chi phối đến 80% thị phần dịch vụ khoan và 70% thị phần khoan trực tiếp ở Việt Nam. 

Luận điểm đầu tư:

  • Nguồn cung giàn khoan tiếp tục khan hiếm: Nguồn cung giàn khoan tại khu vực Đông Nam Á vẫn tiếp tục khan hiếm khi hầu hết các giàn khoan đã được điều động sang khu vực Trung Đông, trong khi nhu cầu vẫn chưa hạ nhiệt. Theo đó, giá cho thuê các giàn khoan tại Đông Nam Á đang ở mức 146.000 USD/ngày và hiệu suất hoạt động lên tới 97%. Đồng thời, PVD cho biết hiện chỉ có 7 giàn khoan đang được xây dựng trong khu vực, trong đó 4 giàn chỉ phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc. Tình hình này sẽ hỗ trợ giá cho thuê giàn khoan tự nâng ở mức cao và đem lại nhiều cơ hội hoạt động cho các giàn khoan của công ty, cũng như bổ trợ cho hoạt động kinh doanh cao điểm sắp tới.
  • Ảnh hưởng từ lỗ tỷ giá sẽ giảm:  Trong Q2/2024, PVD tiếp tục ghi nhận lỗ ròng 94 tỷ khoản lợi nhuận tài chính. Tính chung 2 quý đầu năm, công ty lỗ 190 tỷ (+54% YoY). Theo đó, từ tháng 4/2024, tỷ giá USD/VND vượt và neo trên mức 25.000 VND/ngày, chủ yếu do (1) chênh lệch lãi suất giữa NHTW Việt Nam và FED; (2) nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu tăng mạnh. Điều này gây sức ép lớn lên khoản mục chi phí tài chính của PVD khi dư nợ vay của công ty chủ yếu tới từ nguồn vay ngoại tệ. Tuy nhiên thời gian qua, tỷ giá đã hạ nhiệt đáng kể do FED bắt đầu phát đi tín hiệu giảm lãi suất, điều này có thể làm giảm áp lực chi phí tài chính lên PVD trong thời gian tới.

3. Tổng Công ty khí Việt Nam - Mã cổ phiếu: GAS

  • Định giá hợp lý: 83.000 (Tiềm năng tăng giá: 14%)
  • Vốn hóa: 171.000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 15,3 lần ; P/B: 2,4 lần

GAS chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khí và các sản phẩm khí. Tổng Công ty GAS là đơn vị duy nhât có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng khí và là doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực khí đốt. Hiện Tổng Công ty giữ vị thế số 1 về cung cấp LPG với hơn 70% thị phần trên thị trường LPG.

Luận điểm đầu tư:

  • Đẩy mạnh kinh doanh LNG trong bối cảnh nguồn cung khí nội địa cạn kiệt: GAS đang đứng trước rủi ro thiếu nguồn cung khí trong giai đoạn 2024 - 2025 do (1) Các bể khí trong nước đang dần cạn kiệt trữ lượng, đặc biệt là mỏ Nam Côn Sơn có khả năng dừng khai thác; (2) Các mỏ khí mới vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chỉ có thể ghi nhận dòng khí đầu tiên kể từ năm 2026. Để bù đắp, việc tập trung vào mảng kinh doanh khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ là điều cần thiết. Trong tháng 5/2024, Bộ Công Thương đã chính thức phê duyệt khung giá phát điện trước thuế cho nhà máy nhiệt điện khí sử dụng khí LNG (từ 0 - 2.590 VND/kWh). Chúng tôi kỳ vọng mức giá này sẽ gỡ bỏ những vướng mắc về chi phí kinh doanh LNG, từ đó đảm bảo tiến độ các dự án LNG tại Việt Nam.
  • Khai thác triệt để Lô B - Ô Môn sau năm 2026: Lô B – Ô Môn là dự án mỏ khí với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 10 tỷ USD, lớn thứ hai trong các dự án được triển khai tại Việt Nam. Dự án vừa nhận được bước tiến mới khi gói thầu quan trọng liên quan tới Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III (nhà máy tiêu thụ khí khai thác từ mỏ khí Lô B) vừa được ký kết. GAS đóng vai trò nhà đầu tư chính vào dự án đường ống Lô B với tỷ lệ góp vốn là 51%, vì vậy Tổng Công ty sẽ được hưởng lợi trực tiếp tính từ khi có dòng khí đầu tiên, dự kiến vào năm 2026. Theo các ước tính, các mỏ của Lô B sẽ cung cấp lượng khí hàng năm là 5 tỷ m3, tương đường 65% sản lượng khí khô tiêu thụ của GAS cho năm 2022.
  • Bệ đỡ tài chính phát huy tác dụng: Nhờ sở hữu lượng tiền mặt & tiền gửi ngân hàng lên tới 42.000 tỷ VND, GAS có sức chống chịu rất tốt trước các tác động về mặt tài chính. Vì vậy trong quý 2/2024 dù khoản lỗ do tỷ giá tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ, GAS vẫn ghi nhận khoản lợi nhuận tài chính là 215 tỷ VND. Dù vậy tính chung 6 tháng đầu năm khoản lãi ròng tài chính này đã suy giảm đáng kể so với cùng kỳ, đạt gần 500 tỷ VND (-48% YoY).

4. Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam  - Mã cổ phiếu: PVS

  • Định giá hợp lý: 48.700 (Tiềm năng tăng giá: 16%)
  • Vốn hóa: 20.000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 21,6 lần ; P/B: 1,5 lần

Mô hình kinh doanh của PVS là cung cấp đa dạng các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động khai thác dầu khí ở khâu thượng nguồn. Công ty là đơn vị duy nhất trong Tập đoàn Dầu khí Việt nam đủ năng lực và kinh nghiệm để triển khai đồng bộ các dịch vụ khảo sát đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Luận điểm đầu tư:

  • Kế hoạch tăng vốn giai đoạn 2025 - 2030: Thông tin từ ĐHĐCĐ 2024, nhằm phục vụ chi tiêu cho M&C, mở rộng hệ thống căn cứ cảng, đầu tư kho dầu nổi cho các dự án thượng nguồn và trang trại gió ngoài khơi, PVS có thể tăng vốn cổ phần thêm 12,2 nghìn tỷ đồng lên 17 nghìn tỷ đồng. Phương thức tăng vốn có thể thông qua phát hành cổ phiếu mới bằng quyền mua hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Dù vậy kế hoạch này hiện đang trong giai đoạn sơ bộ và cần sự chấp thuận từ các cấp.
  • Dự án Lô B - Ô Môn sẽ là tiêu điểm đem lại lợi nhuận lớn trong thời gian tới: Lô - B Ô Môn là dự án mỏ khí với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 10 tỷ USD, lớn thứ hai trong các dự án được triển khai tại Việt Nam. Dự án vừa nhận được bước tiến mới khi gói thầu quan trọng liên quan tới Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III (nhà máy tiêu thụ khí khai thác từ mỏ khí Lô B) vừa được ký kết. Dù tiến độ FID (Quyết định đầu tư cuối cùng) của dự án Lô B chậm hơn so với dự đoán ban đầu, ban lãnh đạo của PVS cho rằng tiến độ FID sẽ không quá ảnh hưởng tới tình hình hiện tại của PVS. Hiện PVS đang đảm nhận các gói thầu EPC#1; #2 và #3 của Lô B với tổng giá trị gói thầu là 1,2 tỷ USD. Ngoài ra công ty cũng được kỳ vọng sẽ trúng 2 gói khác của Lô B bao gồm Gói thầu đường ống biển (tương đương 400 triệu USD) và Gói thầu cho thuê kho nổi FSO
  • Tấm khiên bảo vệ các tác động từ lãi suất: Sức khỏe tài sản của PVS vẫn ở mức cực kỳ an toàn nhờ lượng tiền mặt + tiền gửi ngân hàng gần 10 nghìn tỷ, tương đương 37% tổng tài sản, vì vậy luôn duy trì được doanh thu tài chính vượt trội so với chi phí tài chính. Không chỉ vậy các tác động tài chính cũng được hạn chế tối đa khi doanh thu của công ty được đóng góp từ các nguồn ngoại tệ.

5. CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn - Mã cổ phiếu: BSR

  • Định giá hợp lý: 35.000 (Tiềm năng tăng giá: 10%)
  • Vốn hóa: 75.300 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 10 lần ; P/B: 1,27 lần

Công ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) trực tiếp quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Mỗi năm BSR chế biến được 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày. Hiện nay BSR đang đáp ứng 36% nhu cầu nhiên liệu xăng dầu trong nước, song song với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn với tỷ lệ cung ứng là 34%:

  • Một bước gần hơn tới HOSE: Công ty đã thành công xóa khoản nợ quá hạn của BSR-BF (tương đương 1.127 tỷ đồng) bằng cách điều chỉnh khoản đầu tư vào BSR-BF từ khoản đầu tư vào công ty con thành góp vốn vào đơn vị khác trong BCTC Q2/2024. Điều này giúp đáp ứng tiêu chí cuối cùng trong tổng số 9 tiêu chí để niêm yết trên HOSE. Do toàn bộ các vướng mắc đã được giải quyết, chúng tôi kỳ vọng BSR sẽ được chấp thuận niêm yết trên HOSE trong nửa cuối năm 2024. Điều này sẽ nâng cao tính minh bạch cũng như cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu.
  • Tập trung nâng vốn cho dự án mở rộng NMLD: BSR đang trình phương án tăng vốn điều lệ lên 50.000 tỷ đồng bằng hình thức trả cổ phiếu, nhằm đáp ứng nguồn vốn chủ sở hữu cho dự án mở rộng NMLD Dung Quất. Dự án đặt mục tiêu hoàn thành vào tháng 3/2028, kỳ vọng nâng công suất chế biến dầu thô của BSR lên 171.000 thùng/ngày, tương đương 15%.
  • Giá dầu thô có thể tăng mạnh do xung đột địa chính trị tại Trung Đông: Việc đảo ngược chính sách tiền tệ trên toàn cầu sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện tại và làm tăng nhu cầu tiêu thụ dầu. Ngoài ra, chiến tranh tại Trung Đông ngày một leo thang cũng sẽ khiến giá dầu neo cao từ giờ cho tới cuối năm.

Kết luận

"Trên đây là top 5 cổ phiếu dầu khí tiềm năng mà chúng tôi đánh giá cao trong năm 2024. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán luôn biến động và đòi hỏi nhà đầu tư phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác.

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

button_top5.png
Bài viết nhiều người xem
Top cổ phiếu Cao su nên đầu tư năm 2024
6981 lượt xem
Nhóm cổ phiếu cao su được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu ở thời điểm hiện tại. Vậy mã cổ phiếu cao su nào có nhiều tiềm năng và đáng đầu tư nhất 2023? Hãy cùng DSC phân tích dựa trên công cụ đầu tư Wetrade.
Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
6582 lượt xem
Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
Lãi kép trong đầu tư chứng khoán là gì? Cách tận dụng lãi kép để đầu tư sinh lời
6003 lượt xem
Lãi kép là một khái niệm trong tài chính, chỉ sự gia tăng lãi kiếm được từ một khoản đầu tư do tiền lãi trước đó kiếm được kiếm được làm tăng tiền gốc.
Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
5384 lượt xem
Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
5241 lượt xem
Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
4989 lượt xem
Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
4963 lượt xem
Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
Có nên mua cổ phiếu VPB hay không?
4947 lượt xem
Cổ phiếu VPB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu bluechip với sự an toàn và nhiều tiềm năng sinh lời bền vững. Hãy cùng chuyên gia của DSC định giá cổ phiếu để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu VPB hay không nhé!
Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
4846 lượt xem
Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023
4810 lượt xem
Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI