Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Top 5 cổ phiếu ngân hàng định giá hợp lý - tiềm năng bứt phá mạnh

Cổ phiếu ngành ngân hàng được coi là "xương sống" của thị trường chứng khoán, phản ánh sức khỏe và ổn định của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng cũng có xu hướng mở rộng hoạt động, tăng trưởng lợi nhuận, từ đó giá cổ phiếu ngân hàng thường tăng trưởng mạnh mẽ. Ngược lại, khi nền kinh tế gặp khó khăn, giá cổ phiếu ngân hàng thường chịu áp lực giảm do nợ xấu tăng và lợi nhuận suy giảm.

Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đang có triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi, cổ phiếu ngân hàng được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì khả năng hưởng lợi trực tiếp từ dòng vốn ngoại. Các ngân hàng lớn, có nền tảng tài chính vững chắc và hệ thống quản trị tốt thường được coi là những mã cổ phiếu tiềm năng để đầu tư trong giai đoạn đón sóng nâng hạng.

Dưới đây là một số mã cổ phiếu ngân hàng tiềm năng, đáng để nhà đầu tư theo dõi và cân nhắc trong năm 2024.

danh-sach-co-phieu-nganh-ngan-hang.jpg

Tiềm năng của cổ phiếu ngân hàng trong năm 2024

Năm 2023 là một năm khó khăn cho thị trường, trong đó cổ phiếu ngân hàng cũng chịu áp lực khi chỉ số P/B của ngành giảm xuống dưới mức bình quân 10 năm, về vùng 1.4x - gần mức đáy của năm 2020 và 2022. Tuy nhiên, định giá thấp hiện tại tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ngân hàng với triển vọng bứt phá trong tương lai. Vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhóm cổ phiếu này đã tăng mạnh nhờ vào thông tin tích cực về tăng trưởng tín dụng và kiểm soát nợ xấu.

Trong năm 2024, cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng, mặc dù nền kinh tế chung chưa hoàn toàn phục hồi. Động lực cho ngành bao gồm lãi suất thấp, nhu cầu tín dụng tăng, và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, đặc biệt là trong việc giải quyết khó khăn pháp lý cho ngành bất động sản, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng khác nhau, tùy thuộc vào hạn mức tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và chiến lược của từng ngân hàng. Những ngân hàng có thanh khoản dồi dào và tỷ lệ an toàn vốn cao sẽ có nhiều lợi thế. Mặc dù vậy, ngành vẫn đối mặt với các rủi ro từ sự phục hồi của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một số ngân hàng có tỷ trọng lớn về trái phiếu doanh nghiệp có thể gặp áp lực đáo hạn lớn trong năm 2024.Nhìn chung, ngành ngân hàng vẫn có nhiều tiềm năng và cơ hội để cổ phiếu ngân hàng được tái định giá ở mức cao trong thời gian tới.

Các cổ phiếu ngân hàng đáng đầu tư nhất trong năm 2024

1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín  - Mã cổ phiếu: STB

  • Ngành: Ngân hàng
  • Định giá hợp lý: 35.000 (Tiềm năng tăng giá: 12%)
  • Vốn hóa: 58,600 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 7,3 lần ; P/B: 1,2 lần

STB là NHTM tư nhân bán lẻ có quy mô tổng tài sản hơn 693 nghìn tỷ, sở hữu mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với số lượng chi nhánh & PGD nhiều nhất trong nhóm các NHTM tư nhân. STB bắt đầu quá trình tái cấu trúc kể từ năm 2015 theo Đề án của NHNN sau khi sáp nhập ngân hàng Phương Nam. Trong suốt 9 năm qua ngân hàng đã tích cực giải quyết các khoản lãi dự thu, xử lý tài sản tồn đọng, trích lập dự phòng trái phiếu VAMC.

Luận điểm đầu tư:

  • Bảng cân đối kế toán khỏe mạnh hơn: Suốt 9 năm kể từ khi STB bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề án của NHNN, ngân hàng đã liên tục xử lý các tài sản tồn đọng, các khoản lãi dự thu và trích lập trái phiếu VAMC. Chúng tôi kỳ vọng quá trình trích lập cho trái phiếu VAMC sẽ kết thúc hoàn toàn trong năm 2024 giúp quy mô tài sản tài sản sinh lãi tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến Q2/2024, tỷ trọng tài sản sinh lãi của ngân hàng cũng đã tăng lên 95%, mức cao nhất trong giai đoạn tái cơ cấu cùng với tỷ trọng tài sản khác (bao gồm các tài sản cấn trừ nợ thuộc đề án) giảm xuống chỉ còn 3%.
  • Chi phí trích lập dự báo giảm mạnh từ năm 2025: Chi phí trích lập của STB vốn ở mức thấp so với trung bình ngành (nếu không bao gồm trích lập cho trái phiếu VAMC). Vì vậy việc sớm hoàn thành việc trích lập cho trái phiếu VAMC sẽ giảm áp lực cho chi phí trích lập, từ đó hỗ trợ cho tăng trưởng lợi nhuận cũng như tạo thêm dư địa để ngân hàng cải thiện chất lượng tài sản..
  • Tiềm năng dài hạn đến từ xử lý tài sản tồn đọng: Hiện STB đang trong quá trình xử lý 32,5% vốn cổ phần, là tài sản đảm bảo cho nợ xấu của cựu ban lãnh đạo hiện đang do VAMC nắm giữ. Việc xử lý thành công số vốn này sẽ có tác động tích cực đến bộ đệm vốn của ngân hàng, từ đó mở ra cơ hội được NHNN cấp room tín dụng cao hơn và tăng trưởng tốt hơn.

2. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam   - Mã cổ phiếu: CTG

  • Ngành: Ngân hàng
  • Định giá hợp lý: 41.300 (Tiềm năng tăng giá: 15%)
  • Vốn hóa: 194,000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 9,5 lần ; P/B: 1,4 lần

Vietinbank là ngân hàng quốc doanh có quy mô tổng tài sản đứng thứ 2 toàn ngành. Tệp khách hàng của ngân hàng tập trung vào phân khúc bán lẻ và SME, chiếm hơn 60% dư nợ tín dụng. Đây cũng là chiến lược của ngân hàng những năm gần đây nhằm mở rộng biên lãi thuần. Bên cạnh đó, CTG cũng gia tăng được tệp khách hàng FDI mạnh mẽ năm 2023 và đầu năm 2024, trong bối cảnh dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam tích cực.

Luận điểm đầu tư:

  • Tăng trưởng tín dụng duy trì ổn định: Kết thúc Q2, tăng trưởng tín dụng của CTG đạt 6,7% YTD, duy trì tốc độ tương đối ổn định so với 2,8% YTD trong quý 1. Trong đó, khối khách hàng FDI tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng nổi bật, đạt 20,1% YTD, ngược lại, tăng trưởng của khối bán lẻ & SME khá chậm, lần lượt tăng 6,2% YTD và 3% YTD do CTG thận trọng hơn với nhóm khách hàng này trong nửa đầu năm khi sức khỏe nền kinh tế hồi phục yếu. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng, tín dụng bán lẻ sẽ tăng trưởng tốt hơn trong nửa cuối năm khi sức khỏe nền kinh tế hồi phục tích cực và môi trường lãi suất vẫn ở mức thấp, từ đó hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm.
  • Chất lượng tài sản cải thiện trong nửa cuối năm: Chất lượng tài sản suy giảm đáng kể so với quý trước khi tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,35% lên 1,57% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh từ 151% xuống 114%. Cụ thể, nợ xấu bật tăng mạnh trong quý 2 do một khách hàng doanh nghiệp lớn ngành du lịch gặp khó khăn và bị ngân hàng điều chỉnh nhóm nợ. Tuy nhiên theo cập nhật mới nhất của chúng tôi trong cuộc họp nhà đầu tư Q2 (15/08/2024), khách hàng này đã được điều chỉnh về nợ nhóm 1 sau khi ngân hàng thực hiện đánh giá lại khả năng trả nợ, đưa tỷ lệ nợ xấu về 1,06%. Vì vậy, cùng với diễn biến sức khỏe nền kinh tế đang hồi phục tốt hơn, chúng tôi kỳ vọng nợ xấu của CTG đã tạo đỉnh trong quý 2 và sẽ cải thiện trong nửa cuối năm. Áp lực trích lập của CTG cũng giảm bớt nhờ ngân hàng đã trích lập 100% đối với dư nợ tái cơ cấu theo thông tư 02 cũng như sẽ được hoàn nhập chi phí trích lập.

3. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam   - Mã cổ phiếu: TCB

  • Ngành: Ngân hàng
  • Định giá hợp lý: 26.500 (Tiềm năng tăng giá: 15%)
  • Vốn hóa: 165,000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 7,7 lần ; P/B: 1,2 lần

TCB là ngân hàng thương mại tư nhân có quy mô tổng tài sản hơn 900 nghìn tỷ tính đến hết quý 2/2024. Tệp khách hàng của TCB tập trung vào các doanh nghiệp, trong đó cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng. TCB được biết đến là một nhà băng năng động, đi đầu trong các xu hướng về chuyển đổi số, thu hút CASA, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu.

Luận điểm đầu tư:

  • Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao: Kết thúc Q2, tăng trưởng tín dụng của TCB đạt 12,9% YTD, duy trì tốc độ tương đối ổn định so với mức 7,1% YTD trong quý 1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của TCB cao hơn nhiều so với tăng trưởng toàn hệ thống (6%) và đạt hơn 80% room tín dụng được cấp. Ngân hàng kỳ vọng sẽ được NHNN xem xét cấp thêm room tín dụng trong nửa cuối năm.
  • NIM quý 2 tốt nhất kể từ Q4/2022: NIM quý 2 của TCB tiếp tục hồi phục 0,3 điểm phần trăm so với quý 1 lên 4,69%, mức cao nhất kể từ Q4/2022 - giai đoạn bắt đầu tăng lãi suất và thị trường TPDN gặp khó khăn. Lợi suất tài sản sinh lãi (theo quý) có dấu hiệu tạo đáy trong khi chi phí vốn duy trì xu hướng giảm. Tuy nhiên tốc độ hồi phục NIM dự báo sẽ chậm lại trong nửa cuối năm do áp lực cạnh tranh lãi suất cho vay kéo dài trong khi chi phí vốn không còn nhiều dư địa giảm.
  • Kết quả HĐKD duy trì đà hồi phục mạnh mẽ: Kết thúc Q2, TCB ghi nhận 13.420 tỷ tổng thu nhập hoạt động (+44% YoY, +9% QoQ) và 7.827 tỷ LNTT (+39% YoY, +0% QoQ) trong đó thu nhập lãi thuần đạt 9.478 tỷ (+51% YoY, +12% QoQ) nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 12,9% YTD và NIM tiếp tục hồi phục mạnh từ đáy Q4/2023. Thu nhập từ hoạt động ngoài lãi cũng duy trì được tốc độ hồi phục với 3.942 tỷ (+30% YoY, +5% QoQ), hầu hết các hoạt động đều ghi nhận hồi phục so với cùng kỳ đặc biệt là hoạt động bảo lãnh phát hành phát hành trái phiếu.

4. Ngân hàng TMCP Á Châu  - Mã cổ phiếu: ACB

  • Ngành: Ngân hàng
  • Định giá hợp lý: 29.600 (Tiềm năng tăng giá: 15%)
  • Vốn hóa: 114,000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 7 lần ; P/B: 1,5 lần

ACB là ngân hàng thương mại tư nhân bán lẻ hàng đầu Việt Nam với quy mô tổng tài sản xếp thứ 4 hệ thống (không bao gồm các ngân hàng quốc doanh). Tệp khách hàng của ngân hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME, lần lượt chiếm 66% và 28% dư nợ tín dụng.

Luận điểm đầu tư:

  • Tăng trưởng tín dụng vượt trội: Kết thúc Q2, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 12,4% YTD, tương đương tăng 8,2% QoQ, cao hơn nhiều so với tăng trưởng toàn hệ thống đạt khoảng 6% YTD. Trong đó, tín dụng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp lớn tiếp tục là động lực tăng trưởng lần lượt đạt 12,3% YTD và 37,6% YTD. Như vậy ACB đã hoàn thành 75% hạn mức được NHNN cấp từ đầu năm, chúng tôi kỳ vọng với chất lượng tài sản top đầu ngân hàng sẽ được NHNN xem xét cấp thêm room tín dụng.
  • Chi phí hoạt động được tiết giảm tốt: Chi phí hoạt động của ACB giảm nhẹ so với cùng kỳ và tổng thu nhập hoạt động hồi phục giúp ngân hàng đưa tỷ lệ CIR về mức 28%, thấp nhất từ trước đến nay. Việc đầu tư vào chuyển đổi số đã giúp ngân hàng tiết giảm được chi phí nhân sự và quản lý. ACB cũng cho biết đã hoàn thành chuyển đổi đối với mảng khách hàng cá nhân và sẽ tiếp tục với mảng doanh nghiệp trong H2/2024. Chúng tôi kỳ vọng CIR cả năm của ACB sẽ giảm về 30% so với 33% của năm 2023, tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Nợ xấu dự báo đã tạo đỉnh, chi phí tín dụng được kiểm soát tốt: Việc tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng trong quý 2 đã được dự báo từ trước, điểm tích cực là tốc độ tăng chậm lại đáng kể so với quý trước. Nợ nhóm 2 cũng giảm 26% QoQ cho thấy áp lực gia tăng nợ xấu đã hạ nhiệt. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm nhẹ từ 79% xuống 78% và tỷ lệ trích lập dự phòng duy trì ổn định quanh 0,4%, tương đương mức trích lập trong quý 1. Chúng tôi kỳ vọng nợ xấu đã tạo đỉnh và sẽ bắt đầu cải thiện kể từ quý 3 khi sức khỏe nền kinh tế đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực hơn và duy trì quan điểm về chất lượng tài sản dẫn đầu của ACB nhờ tệp khách hàng tốt, khẩu vị rủi ro thấp và chính sách giải ngân thận trọng

5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Mã cổ phiếu: VCB

  • Ngành: Ngân hàng
  • Định giá hợp lý: 103.300 (Tiềm năng tăng giá: 15%)
  • Vốn hóa: 510,000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 15,3 lần ; P/B: 2,8 lần

VCB là ngân hàng quốc doanh với quy mô tổng tài sản đạt hơn 1,8 triệu tỷ VND, đứng thứ 3 toàn ngành. VCB được biết đến là ngân hàng dẫn đầu ngành của Việt Nam với chất lượng tài sản cũng như khả năng sinh lời hấp dẫn. Tệp khách hàng của ngân hàng tập trung vào nhóm cá nhân và các doanh nghiệp FDI

Luận điểm đầu tư:

  • FDI là thế mạnh và động lực tăng trưởng tín dụng trước khi tín dụng bán lẻ hồi phục: Đứng trước làn sóng FDI, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Với lợi thế của một ngân hàng quốc doanh có thị phần giao dịch ngoại hối và thanh toán quốc tế cao đầu ngành, VCB đã đón đầu được xu hướng này khi là ngân hàng có dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp FDI đạt hơn 100 nghìn tỷ, cao nhất hệ thống và nhóm khách hàng này cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình 5 năm tích cực với 26%/năm, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng của VCB trong bối cảnh tín dụng bán lẻ suy yếu.
  • Chất lượng tài sản và khả năng sinh lời hấp dẫn: VCB sở hữu bảng cân đối kế toán lành mạnh cùng với chính sách quản trị rủi ro chặt chẽ giúp ngân hàng duy trì được tỷ lệ nợ xấu thấp (dao động quanh 1%) cùng với bộ đệm dự phòng cao nhất ngành. Nhờ đó mà VCB có khả năng chống chọi tốt hơn nhiều so với các ngân hàng khác trong hệ thống trước bối cảnh nợ xấu diễn biến khó lường. Mặc dù quy mô lớn đầu ngành nhưng VCB vẫn duy trì được khả năng sinh lời hấp dẫn, với tỷ lệ ROE trung bình 5 năm đạt 25%/năm, vượt trội không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn so với top các ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Bí quyết để đầu tư thành công với cổ phiếu ngân hàng

Khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng, không nên chỉ tập trung vào giá thị trường mà cần xem xét hiệu quả hoạt động và chiến lược dài hạn của ngân hàng để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Việc đầu tư ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào thị trường và phong cách của từng nhà đầu tư. Nếu mua cổ phiếu ngân hàng khi giá giảm và chưa kịp bán ra, hãy kiên nhẫn chờ đợi, vì theo thời gian, giá cổ phiếu có thể phục hồi và mang lại lợi nhuận.

Cổ phiếu ngân hàng có rủi ro thấp hơn nhờ vào sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Chìa khóa thành công là kiên nhẫn và hiểu rõ từng mã cổ phiếu, bởi mỗi ngân hàng sẽ có tốc độ tăng trưởng khác nhau.

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

button_top5.png
Bài viết nhiều người xem
Top cổ phiếu Cao su nên đầu tư năm 2024
7016 lượt xem
Nhóm cổ phiếu cao su được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu ở thời điểm hiện tại. Vậy mã cổ phiếu cao su nào có nhiều tiềm năng và đáng đầu tư nhất 2023? Hãy cùng DSC phân tích dựa trên công cụ đầu tư Wetrade.
Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
6616 lượt xem
Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
Lãi kép trong đầu tư chứng khoán là gì? Cách tận dụng lãi kép để đầu tư sinh lời
6027 lượt xem
Lãi kép là một khái niệm trong tài chính, chỉ sự gia tăng lãi kiếm được từ một khoản đầu tư do tiền lãi trước đó kiếm được kiếm được làm tăng tiền gốc.
Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
5395 lượt xem
Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
5255 lượt xem
Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
4994 lượt xem
Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
4970 lượt xem
Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
Có nên mua cổ phiếu VPB hay không?
4964 lượt xem
Cổ phiếu VPB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu bluechip với sự an toàn và nhiều tiềm năng sinh lời bền vững. Hãy cùng chuyên gia của DSC định giá cổ phiếu để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu VPB hay không nhé!
Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
4845 lượt xem
Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023
4815 lượt xem
Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI