Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Top 5 nhóm ngành - cổ phiếu đáng để đầu tư sau khi Donald Trump đắc cử Tổng Thống Mỹ

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, diễn ra mỗi bốn năm, là sự kiện quan trọng tác động mạnh mẽ không chỉ tới nền kinh tế Mỹ mà còn tới kinh tế toàn cầu. Chính sách từ tổng thống và đội ngũ của họ có thể ảnh hưởng đến thuế, chi tiêu công, thương mại và nhiều lĩnh vực khác, tác động trực tiếp đến tâm lý người tiêu dùng, nhà đầu tư, và các thị trường tài chính. Thống kê cho thấy chỉ số S&P500 thường tăng trung bình 11,28% trong năm bầu cử, với mức tăng 7,6% khi Đảng Dân chủ thắng và 15,3% khi Đảng Cộng hòa đắc cử.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ bầu cử Mỹ, với VN-Index ghi nhận tăng 5/6 kỳ bầu cử kể từ khi thành lập, đạt hiệu suất bình quân 28,62% sau sáu tháng. Dưới đây là một số nhóm ngành - mã cổ phiếu tiềm năng có thể được hưởng lợi từ chính sách của tân tổng thống mới, đáng để nhà đầu tư theo dõi và cân nhắc trong thời gian tới.

co-phieu-huong-loi-khi-trump-lam-tong-thong.jpg

I. Những điểm nhấn từ chính sách của ông Donald Trump tới kinh tế Việt Nam

Chính sách của cựu Tổng thống Donald Trump, nếu tái đắc cử, sẽ có nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán. Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng rời Trung Quốc, khi Mỹ áp thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại rủi ro từ các chính sách bảo hộ và thỏa thuận thương mại của Mỹ.

Với việc Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chính sách thuế của Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sản phẩm Việt Nam nếu chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khoảng trống do thuế cao lên hàng Trung Quốc cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Mỹ, đặc biệt trong các ngành như dệt may, thủy sản và điện thoại linh kiện.

Ngành bất động sản công nghiệp có thể hưởng lợi từ dòng vốn FDI rời khỏi Trung Quốc, dù ông Trump hay bà Harris đắc cử. Ngành dầu khí cũng có cơ hội xuất khẩu khí tự nhiên và các sản phẩm dầu khí sang Mỹ nhờ chính sách đầu tư mạnh vào năng lượng của cả hai ứng cử viên.

Tuy nhiên, chính sách thuế của ông Trump cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại Mỹ và tăng chi phí cho doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá, đồng USD mạnh lên, và chính sách tiền tệ của Mỹ, tạo ra những bất ổn trong thời gian tới.

II. Các nhóm ngành – cổ phiếu tiềm năng được hưởng lợi khi Trump đắc cử tống thống Mỹ

1. Nhóm ngành hưởng lợi: Bất động sản Khu công nghiệp

Nhóm ngành bất động sản công nghiệp tại Việt Nam sẽ hưởng lợi rõ rệt từ bầu cử Tổng thống Mỹ, chủ yếu nhờ vào sự dịch chuyển dòng vốn FDI rời khỏi Trung Quốc. Với các chính sách thuế và bảo hộ của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp toàn cầu đang tìm kiếm các điểm đến thay thế để tránh các rủi ro về thuế và thương mại. Việt Nam, với chi phí sản xuất hợp lý và vị trí chiến lược, trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Khi ông Trump đắc cử, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ tiếp tục mạnh mẽ, đặc biệt trong các lĩnh vực bất động sản công nghiệp như phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở hạ tầng liên quan. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng trong ngành bất động sản mà còn tạo ra cơ hội việc làm và phát triển kinh tế khu vực.

Mã cổ phiếu tiềm năng: KBC - Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc 

  • Định giá hợp lý: 36.000 (Tiềm năng tăng giá: 20%)
  • Vốn hóa: 22,100 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 53,16 lần ; P/B: 1,21 lần

KBC là nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, tập trung tại phía Bắc, với quỹ đất công nghiệp hơn 6.000 ha và quỹ đất đô thị hơn 1.000 ha,… Đây cũng là doanh nghiệp tiên phong trong việc thu hút FDI tại Việt Nam, với những khách hàng lớn như Foxconn, LG, Canon…

Luận điểm đầu tư:

  • Quỹ đất còn lại tại các KCN hiện hữu dự kiến mang về gần 7.000 tỷ đồng dòng tiền cho thuê: Trong ngắn hạn, mặc dù quỹ đất còn lại tại các khu công nghiệp (KCN) đã hoàn thiện pháp lý cơ bản tương đối hạn chế, khi tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 70%, nhưng khi các vấn đề pháp lý được giải quyết, chúng tôi tin rằng KBC sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác cho thuê. Các KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh và Tân Phú Trung đều sở hữu vị trí đắc địa tại những tỉnh thành có sức hút đầu tư mạnh mẽ. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho việc khai thác quỹ đất còn lại, mang lại dòng tiền cho thuê ổn định trong tương lai gần. Dự kiến, quỹ đất này sẽ đóng góp khoảng 7.000 tỷ đồng vào doanh thu từ cho thuê, giúp KBC duy trì sự phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.
  • Các dự án gối đầu lớn tạo dư địa tăng trưởng trong dài hạn: Với các dự án khu công nghiệp đang triển khai, như KCN Tràng Duệ 3, KBC sẽ có cơ hội ghi nhận doanh thu lớn khi hoàn tất thủ tục pháp lý. Dự án này dự kiến mang lại khoảng 3.500 tỷ đồng doanh thu từ 100 ha đã ký đặt trước vào năm 2025. Phần diện tích còn lại, KBC có thể cho thuê với mức giá cao hơn từ 10% đến 15% so với mức giá đã ký MOU trước đó. Ngoài ra, KBC cũng đang tích cực mở rộng quỹ đất tại các tỉnh thành phía Nam, với các dự án KCN Lộc Giang và KCN Tân Tập dự kiến sẽ bổ sung nguồn cung quan trọng sau khi hoàn thành KCN Tân Phú Trung. Đây là những dự án gối đầu lớn, tạo ra dư địa tăng trưởng mạnh mẽ cho KBC trong dài hạn, giúp công ty duy trì vị thế vững vàng trên thị trường bất động sản công nghiệp.
  • Chờ đợi sự đột biến từ các dự án BĐS nhà ở: Với các dự án bất động sản nhà ở trọng điểm, KBC cần thêm thời gian để hoàn tất thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, về dài hạn, triển vọng của các dự án này là rất lớn, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2026 đến 2030. Những dự án này dự kiến sẽ đóng góp một dòng tiền tích cực đáng kể, không chỉ giúp KBC đa dạng hóa nguồn thu mà còn tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực bất động sản dân cư. Nếu các thủ tục pháp lý được giải quyết suôn sẻ, các dự án nhà ở của KBC sẽ mang lại lợi nhuận lớn, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng ổn định và bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Nhóm ngành hưởng lợi: Dệt may

Ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội lớn trong bối cảnh các sản phẩm Trung Quốc bị Mỹ áp thuế cao, đặc biệt nếu ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống. Với chiến lược "Nước Mỹ trên hết", ông Trump đã thực hiện các chính sách bảo hộ mạnh mẽ đối với hàng hóa Trung Quốc, gây khó khăn cho các sản phẩm dệt may của quốc gia này khi xuất khẩu sang Mỹ. Đây là cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam, khi nhiều doanh nghiệp Mỹ có thể chuyển sang tìm nguồn cung ứng thay thế, đặc biệt từ các quốc gia có chi phí sản xuất cạnh tranh như Việt Nam.

Mã cổ phiếu tiềm năng: TNG - CTCP Đầu tư và Thương mại TNG

  • Định giá hợp lý: 30.000 (Tiềm năng tăng giá: 20%)
  • Vốn hóa: 3,150 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 10,55 lần ; P/B: 1,68 lần

TNG là một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chính của TNG là gia công, sản xuất và mua bán các mặt hàng thời trang, sản xuất bao bì giấy, và phụ liệu hàng may mặc. Ngoài ra, TNG cũng đang sở hữu một số dự án BĐS khu công nghiệp và căn hộ chung cư. Hiện nay, tất cả các nhà máy và dự án của TNG hiện đều tọa lạc tại tỉnh Thái Nguyên.

Luận điểm đầu tư:

  • Tăng trưởng đơn hàng nhờ vào đa dạng hóa khách hàng: Trong cuộc họp IR tháng 9/2024, doanh nghiệp cho biết lượng đơn hàng đã được lấp đầy đến hết năm và TNG hoàn toàn tự tin có thể hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Đơn hàng từ các khách hàng quen thuộc như Asmara, Decathlon, Sportmaster tăng mạnh, cùng với sự bổ sung từ các đối tác mới như H&M và Walmart đã giúp TNG đa dạng hóa đầu ra và giảm thiểu rủi ro tập trung nguồn lực vào một thị trường. Ngoài ra, với việc Decathlon – nhà bán lẻ đồ thể thao lớn nhất thế giới – tiếp tục nâng cấp mối quan hệ chiến lược và đưa TNG vào top 3 nhà cung cấp hàng đầu, lượng đơn hàng từ Decathlon dự kiến sẽ tăng mạnh trong tương lai.
  • Mở rộng công suất, hưởng lợi một phần từ đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh: Để đáp ứng nhu cầu đơn hàng ngày càng tăng, TNG đã hoàn thành việc đưa vào hoạt động thêm 45 dây chuyền sản xuất, giúp nâng công suất lên 15%. Theo đánh giá của DSC, điều này sẽ tạo điều kiện cho TNG có khả năng tiếp nhận thêm nhiều đơn hàng mới trong tương lai trong bối cảnh nhu cầu đang phục hồi mạnh mẽ. Đồng thời, TNG cũng có thể hưởng lợi từ việc dịch chuyển đơn hàng từ Bangladesh. Cụ thể, các khách hàng lớn của TNG như H&M và Decathlon hiện có tỷ trọng đơn hàng lớn tại Bangladesh và một phần trong số đó có thể được chuyển sang Việt Nam nếu tình hình chính trị tại Bangladesh tiếp tục phức tạp.
  • Nợ vay giảm mạnh, hưởng lợi tỷ gia: Trong Q3/2024, tổng mức nợ vay của TNG đã đáng kể, chỉ còn 2.453 tỷ đồng, giảm 7% so với quý trước và 16% so với đầu năm. Việc nợ vay giảm mạnh đã giúp chi phí lãi vay trong quý vừa qua của TNG hạ xuống mức 65 tỷ đồng (-5% YoY). Mặc dù nợ vay đã giảm, nhưng chi phí lãi vay vẫn không giảm nhiều do công ty phải thanh toán lãi cho một số khoản vay trong kỳ vừa qua và xu hướng này có khả năng tiếp tục trong các quý tới. DSC đánh giá sau giai đoạn tăng vay nợ nhằm mở rộng HĐKQ, nợ vay của TNG sẽ có xu hướng giảm dần trong tương lai. Một điểm đáng chú ý khác là việc doanh thu từ hoạt động tài chính của TNG trong quý 3 tăng trưởng rất mạnh, đạt 53 tỷ đồng (+89% YoY). DSC cho rằng mức tăng mạnh của tỷ giá USD/VND là yếu tố hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có TNG, nhất là khi công ty không chịu áp lực nhập khẩu lớn trong quý vừa qua do lượng hàng tồn kho còn khá cao.

3. Nhóm ngành hưởng lợi: Thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đứng trước cơ hội lớn khi có thể thay thế sản phẩm Trung Quốc tại thị trường Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chính sách thuế bảo hộ của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành này cũng có thể gặp khó khăn nếu phải chịu mức thuế cao khi xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump tái đắc cử Tổng thống. Việc Mỹ áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm thủy sản, có thể làm tăng chi phí và giảm tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải linh hoạt và tìm cách giảm thiểu tác động từ chính sách thuế này, đồng thời tận dụng cơ hội do sự thiếu hụt nguồn cung từ Trung Quốc.

Mã cổ phiếu tiềm năng: VHC - CTCP Vĩnh Hoàn 

  • Định giá hợp lý: 90.000 (Tiềm năng tăng giá: 23%)
  • Vốn hóa: 16,300 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 19,12 lần ; P/B: 1,88 lần

VHC là doanh nghiệp hàng đầu ngành cá tra với lợi thế chuỗi giá trị khép kín tự chủ gần như toàn phần, VHC luôn giữ vững vị thế top 1 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành công sản xuất Collagen và Gelatin từ da cá tra.

Luận điểm đầu tư:

  • Chính sách kích thích kinh tế Trung Quốc có thể mang lại hiệu ứng tích cực từ năm 2025: Việc chính phủ Trung Quốc liên tiếp đưa ra những chính sách bơm tiền và hỗ trợ nên kinh tế nội địa một cách quyết liệt trong thời gian vừa qua có thể coi là dấu hiệu tốt cho toàn nền kinh tế tiêu dùng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ cá tra tại các nhà hàng. DSC kì vọng các chính sách trên sẽ bắt đầu ảnh hưởng sâu rộng hơn và tác động tích cực lên nhu cầu cá tra tại Trung Quốc vào Q3/2025, từ đó "làm nóng" giá cá tra toàn cầu. DSC ước tính, giá xuất khẩu trung bình của VHC có thể tăng khoảng 3-5% vào năm 2025.
  • Lợi nhuận trước thuế lần đầu tăng trưởng dương sau 2 năm: Lợi nhuận trước thuế Q3/2024 của VHC đạt 402 tỷ (+82% YoY), xác nhận quý đầu tiên tăng trưởng dương kể từ Q4/2022 - thời điểm kết thúc chu kì đi lên của ngành. Đồng thời, kết quả này cũng kéo lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng vượt qua cùng kì năm ngoái. Dựa trên số liệu này, DSC có thể tái khẳng định VHC đang bước vào chu kì tăng trưởng mới với động lực từ cả lượng và giá.

4. Nhóm ngành hưởng lợi: Xuất khẩu gỗ

Ngành gỗ Việt Nam cũng sẽ có cơ hội lớn trong bối cảnh chính sách thuế của Mỹ đối với Trung Quốc, đặc biệt nếu ông Trump tái đắc cử Tổng thống. Với việc Mỹ áp dụng các mức thuế cao đối với sản phẩm gỗ và đồ nội thất nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ sẽ tìm kiếm nguồn cung thay thế từ các quốc gia khác, trong đó Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn nhờ vào lợi thế về giá cả cạnh tranh và chất lượng sản phẩm. Ngành gỗ Việt Nam, với thế mạnh sản xuất đồ gỗ nội thất và các sản phẩm gỗ chế biến sẵn, có thể gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, tận dụng khoảng trống mà Trung Quốc để lại trên thị trường này.

Mã cổ phiếu tiềm năng: PTB - CTCP Phú Tài

  • Định giá hợp lý: 79.000 (Tiềm năng tăng giá: 26%)
  • Vốn hóa: 4,200 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 12,7 lần ; P/B: 1,49 lần

PTB tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, được cổ phần hóa từ năm 2004. Doanh nghiệp có thế mạnh cốt lõi trong việc xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ nội thất và đá ốp sang các thị trường Mỹ, Châu Âu. Ngoài ra, PTB còn tham gia phân phối xe ô tô Toyota cùng các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa đi kèm..

Luận điểm đầu tư:

  • Sự phục hồi của thị trường bất động sản cũng đang thúc đẩy cải thiện sản lượng tiêu thụ đá ốp lát nội địa: Số lượng căn hộ chào bán mới tại TP.HCM trong quý 2/2024 tăng mạnh 142.4% so với quý 1, cho thấy triển vọng lạc quan cho thị trường BĐS. PTB sẽ được hưởng lợi khi hơn 50% doanh thu mảng đá ốp lát phụ thuộc vào thị trường nội địa, đặc biệt là khu vực phía Nam. Dự báo doanh thu mảng đá sẽ tăng 3.14% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2024 và tiếp tục tăng 11.51% và 8.59% trong giai đoạn 2025-2026.
  • Lãi suất cho vay mua nhà 30 năm tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2023, tạo ra động lực phục hồi mạnh mẽ cho ngành gỗ của PTB: Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất trong kỳ họp tháng 9, lãi suất vay mua nhà đã giảm hơn 0.5% trong sáu tuần qua. Dự báo lãi suất cho vay mua nhà 30 năm tại Mỹ sẽ duy trì trong khoảng 5.5% - 5.9% vào năm 2025, giúp thị trường bất động sản nhà ở Mỹ phục hồi, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nội thất gỗ. Điều này dự kiến sẽ giúp doanh thu mảng gỗ của PTB tăng trưởng 15.63% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2024 và tiếp tục tăng lần lượt 22.32% và 12.85% trong năm 2025 và 2026.

5. Nhóm ngành hưởng lợi: Dầu khí

Ngành dầu khí có thể hưởng lợi nếu ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, do các chính sách mà ông đã theo đuổi trong nhiệm kỳ trước, đặc biệt là việc thúc đẩy sản xuất năng lượng nội địa và giảm bớt các quy định về môi trường. Trong khi nhiệm kỳ của ông Trump, Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong sản xuất dầu khí, với chính sách khuyến khích khai thác dầu đá phiến và nới lỏng các quy định về bảo vệ môi trường.

Với xu hướng này, các công ty dầu khí quốc tế, bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) và dầu khí, có thể tận dụng cơ hội xuất khẩu năng lượng sang Mỹ khi nhu cầu năng lượng gia tăng. Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Trump, cũng có xu hướng thúc đẩy năng lượng tái tạo và bảo đảm năng lực cung cấp năng lượng độc lập, điều này có thể tạo cơ hội cho các công ty dầu khí của các quốc gia như Việt Nam.

Mã cổ phiếu tiềm năng: PVD - Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí 

  • Định giá hợp lý: 33.000 (Tiềm năng tăng giá: 30%)
  • Vốn hóa: 14,000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 21,23 lần ; P/B: 0,94 lần

PVD là một công ty trực thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) với tỷ lệ sở hữu là 45.87%. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan và dịch vụ kỹ thuật khoan phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Với việc sở hữu 7 giàn khoan, PVD đã chi phối đến 80% thị phần dịch vụ khoan và 70% thị phần khoan trực tiếp ở Việt Nam. 

Luận điểm đầu tư:

  • Dư địa tăng trưởng còn lớn nhờ nhu cầu hồi phục và nguồn cung thắt chặt: Nguồn cung hạn chế trên toàn cầu trong khi nhu cầu vẫn duy trì ở mức cao, hỗ trợ giá cho thuê ngày của các giàn khoan, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, giá cho thuê trung bình của PVD vẫn còn thấp hơn tương đối so với khu vực. Đồng thời, nhờ nhu cầu cao nên lịch trình cho thuê các giàn khoan của PVD đã được lấp đầy tới năm 2026, góp phần đảm bảo ổn định doanh thu cho công ty.
  • Kế hoạch đầu tư vào giàn khoan mới: Trong đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 2024, công ty đã trình bày kế hoạch đầu tư thêm giàn khoan mới với tỷ lệ Nợ/VCSH là 30/70 . Các giàn mới này sau khi đầu tư có thể được đem hỗ trợ cho các chiến dịch khoan ở trong nước hoặc cho thuê trong khu vực Đông Nam Á. Đây sẽ là triển vọng gia tăng công suất hoạt động kinh doanh cũng như nâng định giá cho công ty.
  • Tiềm năng từ các dự án khâu thượng nguồn: Trong năm 2023, nhiều dự án quan trọng tại khâu thượng nguồn đã nhận được các quyết định triển khai, bao gồm Lạc Đà Vàng, Lô B - Ô Môn và Sư Tử Trắng GĐ 2B. Đây là nguồn công việc lớn cho các doanh nghiệp dầu khí trong nước với dư địa từ hoạt động khoan, xây lắp M&C và các dịch vụ liên quan khác.

III. KẾT LUẬN

Dù Donald Trump đã đắc cử Tổng thống Mỹ với nhiều kỳ vọng về chính sách có lợi cho Việt Nam, thì thị trường chứng khoán vẫn cần thời gian thẩm thấu các chính sách mới của Mỹ. Vì vậy, thị trường sẽ phản ánh rõ nét hơn các chính sách vào năm thứ 2 và 3 sau khi kết thúc bầu cử. Trước bối cảnh trên, các nhà đầu tư có thể xem xét cơ hội đầu tư vào một số cổ phiếu đại diện cho từng nhóm ngành nói trên. Không nên quá FOMO vào những cổ phiếu đã chạy quá xa nền giá và định giá đã cao hơn vùng hợp lý.

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

button_top5.png


 

Bài viết nhiều người xem
Top cổ phiếu Cao su nên đầu tư năm 2024
6981 lượt xem
Nhóm cổ phiếu cao su được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu ở thời điểm hiện tại. Vậy mã cổ phiếu cao su nào có nhiều tiềm năng và đáng đầu tư nhất 2023? Hãy cùng DSC phân tích dựa trên công cụ đầu tư Wetrade.
Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
6581 lượt xem
Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
Lãi kép trong đầu tư chứng khoán là gì? Cách tận dụng lãi kép để đầu tư sinh lời
6002 lượt xem
Lãi kép là một khái niệm trong tài chính, chỉ sự gia tăng lãi kiếm được từ một khoản đầu tư do tiền lãi trước đó kiếm được kiếm được làm tăng tiền gốc.
Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
5384 lượt xem
Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
5241 lượt xem
Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
4989 lượt xem
Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
4963 lượt xem
Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
Có nên mua cổ phiếu VPB hay không?
4945 lượt xem
Cổ phiếu VPB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu bluechip với sự an toàn và nhiều tiềm năng sinh lời bền vững. Hãy cùng chuyên gia của DSC định giá cổ phiếu để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu VPB hay không nhé!
Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
4846 lượt xem
Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023
4810 lượt xem
Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI