5 Chỉ số quan trọng của phân tích cơ bản trong chứng khoán
5 Chỉ số quan trọng trong Phân tích cơ bản chứng khoán - “Bỏ túi” vốn từ vựng về tài chính
Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn đang học một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Nghĩ đến viễn cảnh có thể tự mình đọc hiểu, làm việc bằng ngôn ngữ đó mà chẳng cần tới “google dịch” là trong lòng đã thấy vui sướng rồi. Vậy nhưng việc đầu tiên chúng ta cần làm là gì? Chắc chắn là lấy giấy bút học từ vựng. Vốn từ của bạn càng tốt tới đâu, việc hiểu thông điệp tác phẩm càng dễ dàng tới đó.
Tương tự trong lĩnh vực đầu tư, để “đọc vị” một doanh nghiệp trước khi quyết định bỏ tiền mua cổ phiếu, chúng ta cần nắm vững “ngôn ngữ tài chính” bằng cách đọc các chỉ số tài chính cơ bản mà các doanh nghiệp sử dụng.
DSC sẽ giúp bạn - những nhà đầu tư mới - “trang bị vốn từ” để có khả năng “đọc hiểu doanh nghiệp”; từ đó biết cách phân tích, đánh giá doanh nghiệp một cách độc lập và chủ động; cuối cùng là sở hữu phong thái ra quyết định đầu tư có cơ sở và chính xác như một chuyên gia.
Đối với một nhà đầu tư, Báo cáo thường niên phải là lựa chọn đầu tiên để tìm kiếm thông tin (Warren Buffett) - tài liệu này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe doanh nghiệp một cách toàn diện và đưa ra chiến lược lâu dài . Tuy nhiên, với những bước dạo đầu, bạn cần biết cổ phiếu của doanh nghiệp nào khiến mình hứng thú, DSC sẽ giúp bạn bỏ túi cách tham khảo bộ chỉ số: EPS, P/E - P/B, ROA - ROE, ROIC - những chỉ số đo lường lợi nhuận dễ thấy nhất của một doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Chỉ số EPS
Mục đích cơ bản của đầu tư là sinh lời. Là một nhà đầu tư mua cổ phiếu, dĩ nhiên lợi nhuận là điều chúng ta quan tâm hàng đầu. Nếu bạn đang loay hoay tìm một chỉ số đo lường lợi nhuận để tham khảo trước khi mua cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó, thì ROA & ROE là một trong những chỉ số như vậy.
Chỉ số EPS (Earning Per Share) là gì?
EPS là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang lưu hành trên thị trường. Hiểu đơn giản, chỉ số này cho biết với mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nắm giữ, mang về được bao nhiêu lợi nhuận.
Ý nghĩa chỉ số EPS
Đây là một trong nhiều chỉ số mà nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn cổ phiếu, xem mình có hứng thú với cổ phiếu này không, dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty cũng như dự đoán sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Công thức tính EPS
EPS được chia làm hai loại: EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS).
EPS cơ bản = (Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ EPS pha loãng = (Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi.
(Nếu bạn chưa hiểu tường tận về từng yếu tố trong công thức này cũng không sao, chúng ta sẽ đi sâu trong những bài viết sau. Tại đây, chỉ cần bạn hình dung được ý nghĩa cơ bản và cách tính chỉ số EPS).
Ví dụ: Lợi nhuận sau thuế công ty A năm 2022 là 200 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu lưu hành trong kỳ của công ty A là 10 triệu cổ phiếu => EPS cơ bản (lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu) là 20.000 đồng. Công ty A phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu (lợi nhuận không đổi) => EPS pha loãng (lãi trên 1 cổ phiếu bị pha loãng) còn 10.000 đồng.
Chỉ số EPS được xác định theo chu kỳ nào?
EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng mà công ty kiếm được trong một kỳ báo cáo (quý hoặc năm) với tổng số cổ phiếu hiện đang được lưu hành của công ty trong cùng kỳ. Vì số cổ phiếu đang lưu hành có thể dao động, nên khi tính toán, việc sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.
Xem chỉ số EPS ở đâu?
Nhà đầu tư có thể tìm chỉ số EPS của doanh nghiệp tại mục Báo cáo tài chính (nằm trong Báo cáo thường niên) của doanh nghiệp đó.
Cách xem chỉ số EPS? Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
Mức độ ổn định là tiêu chí đánh giá chỉ số EPS. Một doanh nghiệp có EPS tăng ổn định trong vòng nhiều năm thì được đánh giá là một doanh nghiệp có nền tảng tốt và ngược lại.
Một vài lưu ý khi phân tích chỉ số EPS
Chỉ số EPS không nên là thước đo tài chính duy nhất vì đó mới chỉ là một chỉ số nổi bật trong những chỉ số quan trọng khác: P/E (tỷ lệ giá theo thu nhập), ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản), ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Nhà đầu tư cần tham khảo phối hợp tất cả các chỉ số này để làm căn cứ cho lựa chọn cổ phiếu của mình.
Chỉ số ROE và ROA
Mục đích cơ bản của đầu tư là sinh lời. Là một nhà đầu tư mua cổ phiếu, dĩ nhiên lợi nhuận là điều chúng ta quan tâm hàng đầu. Nếu bạn đang loay hoay tìm một chỉ số đo lường lợi nhuận để tham khảo trước khi mua cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó, thì ROA & ROE là một trong những chỉ số như vậy.
Công thức:Tài sản doanh nghiệp = Nguồn vốn (Vốn chủ sở hữu + Vốn nợ) (Bây giờ bạn chỉ cần dùng công thức này để đọc hiểu chỉ số. Chúng ta sẽ giải nghĩa cụ thể các yếu tố này khi đọc Báo cáo thường niên trong các bài viết tiếp theo.).
Chỉ số ROE (Return On Assets) & ROE (Return On Equity) là gì?
ROA = Lợi nhuận/ Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn). ROA là chỉ số lợi nhuận ròng trên toàn bộ tổng tài sản của doanh nghiệp. Nghĩa là trên mỗi đồng tài sản bỏ ra A, doanh nghiệp có thể mang về ít lợi nhuận A+ hay nhiều lợi nhuận A+++.
ROE = Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu. ROE là chỉ số lợi nhuận ròng trên Vốn chủ sở hữu. Nghĩa là trên mỗi đồng vốn sẵn có của cổ đông bỏ ra (không phải đi vay), doanh nghiệp mang về bao nhiêu lợi nhuận.
Ý nghĩa chỉ số ROA & ROE
Chỉ số ROA là thước đo cho phép nhà đầu tư thấy được mức độ hiệu quả mà ban quản trị sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Ví dụ: Cùng lợi nhuận nhưng trên số tài sản khác nhau. Công ty A có lợi nhuận ròng 1 tỷ & Tổng tài sản 5 tỷ => ROA là 20%. Công ty B có lợi nhuận ròng 1 tỷ & Tổng tài sản 10 tỷ => ROA là 10%. Như vậy, để thu cùng mức lợi nhuận, công ty A phải bỏ ra ít hơn. Kết luận, công ty A sử dụng tài sản hiệu quả hơn.
Lưu ý, tùy theo từng ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ có ROA đặc trưng khác nhau. Vì thế, khi sử dụng ROA, bạn cần so sánh giữa các công ty tương đồng, hoặc so sánh ROA của công ty đó qua các năm. Ví dụ: ngành bán lẻ luôn phải duy trì lượng hàng tồn kho cao nên ROA & ROE có thể sẽ thấp hơn các ngành công nghệ.
Chỉ số ROE khá giống chỉ số ROA ở điểm đều cho phép nhà đầu tư đánh giá mức độ hiệu quả mà ban quản trị sử dụng nguồn lực. Tuy nhiên chỉ số ROE sẽ tác động trực tiếp tới giá cổ phiếu vì nguồn lực ở đây chính là nguồn vốn của cổ đông. Chỉ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Chỉ số ROA & ROE bao nhiêu là tốt?
Về cơ bản, chỉ số ROA & ROE càng cao nghĩa là ban điều hành sử dụng nguồn vốn càng hiệu quả.
Khi đánh giá chỉ số ROA & ROE cần lưu ý về sự ổn định của chỉ số qua các năm mức ROA & ROE đặc trưng của lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động.
Một nguyên tắc chung khi đánh giá doanh nghiệp là hướng tới các công ty có ROA 7 ROE bằng hoặc cao hơn trung bình ngành.
Kết lại, ROE là chỉ số hữu ích được xem như là bộ mặt của công ty. Qua mức độ dao động của chỉ số này, các công ty chứng khoán có thể chứng minh độ uy tín của mình trên sàn đầu tư chứng khoán. Đồng thời, ROE cũng phản ánh tính quản lý và sử dụng vốn hiệu quả trong hoạt động điều phối của Ban lãnh đạo. Tuy nhiên, ROA & ROE không nên là thước đo tài chính duy nhất vì đó mới chỉ là một chỉ số nổi bật trong những chỉ số quan trọng khác: P/E & P/B, ROIC… Nhà đầu tư cần tham khảo phối hợp tất cả các chỉ số này để làm căn cứ cho lựa chọn cổ phiếu của mình.
Chỉ số P/E & P/B
Mục đích cơ bản của đầu tư là sinh lời. Là một nhà đầu tư mua cổ phiếu, dĩ nhiên lợi nhuận là điều chúng ta quan tâm hàng đầu. Nếu bạn đang loay hoay tìm một chỉ số đo lường lợi nhuận để tham khảo trước khi mua cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó, thì P/E & P/B là một trong những chỉ số như vậy.
Chỉ số P/E (Price/Earning) & P/B (Price to Book Value) là gì?
Chỉ số P/E = Tương quan giữa Giá cổ phiếu trên thị trường (Price) /Lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS). Cụ thể hơn, chỉ số P/E chính là điểm hòa vốn ước tính, để nhà đầu tư biết được khi mình mua cổ phiếu này thì trong thời gian bao lâu sẽ lấy lại vốn.
Chỉ số P/E được xem là một tiêu chí quan trọng để định giá cổ phiếu. Nếu chỉ số này thấp thì có thể hiểu là giá cổ phiếu rẻ và ngược lại.
Ví dụ: Một cổ phiếu có giá là 10.000 đồng và lãi được 1.000 đồng năm. Vậy thì P/E là 10 và đầu tư phải mất đến gần 10 năm mới hoàn lại vốn.
Chỉ số P/B = Tương quan giữa Giá cổ phiếu thực / Giá cổ phiếu ghi trên sổ sách. Cụ thể hơn, P/B là chỉ số dùng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó
Chỉ số P/B cho biết giá cổ phiếu cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.
Ví dụ: Một cổ phiếu có giá trị ghi sổ là 25.000 đồng và giá thị trường là 100.000 đồng. Như vậy, P/B là 4 và giá thị trường của cổ phiếu đó cao gấp 4 lần giá trị sổ sách.
Ý nghĩa chỉ số P/E & P/B
Khi P/E thấp nghĩa là cổ phiếu đang bị định giá thấp so với giá trị thực: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn khiến lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên khiến cho P/ E thấp. Đây là cơ hội để NĐT mua vào.
Doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con. Nhưng khoản lợi nhuận này không bền vững. Chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp ổn định tuy vậy đã vào giai đoạn bão hòa, khó có thể tăng trưởng từ đó kỳ vọng của thị trường thấp dần khiến giá cổ phiếu giảm
Khi P/E cao nghĩa là sự kỳ vọng của NĐT vào việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.
Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, P/E cao biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả khiến EPS thấp, khiến cho P/E cao
Tỷ số P/B là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư thực hiện phán đoán cổ phiếu có đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó không, từ đó đưa ra quyết định bán ra hoặc mua.
Khi chỉ số P/B > 1 tức là giá thị trường hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Điều này có nghĩa là thị trường đang có nhiều kỳ vọng về loại cổ phiếu này, doanh nghiệp có thể làm ăn tốt trong tương lai. Chính vì thế mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để có thể sở hữu nó.
Khi chỉ số P/B <1 tương ứng sẽ có hai trường hợp: (1) hoặc là thị trường đang nghĩ rằng không mấy khả quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, do đó chỉ bỏ ra mức giá thấp để mua cổ phiếu; (2) hoặc có thể lợi nhuận công ty đang tăng nhanh hơn so với những gì thị trường kỳ vọng. Doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày một tăng lên khiến cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng lên. Trong trường hợp này, cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào và thu về lợi nhuận trong tương lai.
Lưu ý gì khi xem chỉ số P/E & P/B
Chỉ số P/B chỉ tính đến các giá trị tài sản hữu hình mà bỏ qua các giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp như: thương hiệu, phát minh sáng chế, tài sản trí tuệ… Mà chính những giá trị tài sản vô hình này mới là yếu tố quan trọng làm gia tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng giá cổ phiếu.
Ngoài ra, giá trị ghi sổ của cổ phiếu cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường hiện tại của tài sản. Giá trị ghi sổ này có thể là giá trị cách đây mấy năm. Ví dụ, mảnh đất mà công ty sử dụng từ 3 năm trước rất có thể hiện nay nó đã tăng giá lên hàng chục lần… Chính vì vậy mà nếu như các nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số P/B mà đã có kết luận về cổ phiếu của một công ty là điều không hoàn toàn chính xác.
Kết lại, thật khó có thể đánh giá chỉ số P/E thế nào là tốt, do P/E không có nhiều ý nghĩa nếu đứng 1 mình. P/E của 1 cổ phiếu cần được so sánh với P/E của ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty. Để đánh giá toàn diện về doanh nghiệp NĐT nên đánh giá P/E cùng các phương pháp định giá khác.
Hiểu đúng về chỉ số P/B giúp nhà đầu tư sử dụng hiệu quả chỉ số này trong việc đánh giá và lựa chọn cổ phiếu. Chỉ số P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư… do hiệu quả quản lý giữa tài sản và nguồn vốn huy động càng cao thì mức độ sinh lời càng cao. Ngược lại, chỉ số này không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ – nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng… rất khó để định lượng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng chỉ số P/B với các phương pháp phân tích khác để có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay: