Cạnh tranh là gì? Tính chất của cạnh tranh là gì?
Chắc hẳn hầu như ai trong chúng ta đã từng yêu thích bóng đá cũng từng chứng kiến cuộc cạnh tranh không hồi kết giữa Messi và Ronaldo xem ai xuất sắc hơn, biến họ trở thành 2 trong sô những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, và thống trị thế giới bóng đá trong hàng thập kỉ. Hay cuộc cạnh tranh giữa 2 hãng nước ngọt khổng lồ là Pepsi và Coca Cola khốc liệt kéo dài đến tận ngày nay, biến 2 hãng này trở thành 2 hãng nước ngọt toàn cầu. Thật vậy, xuyên suốt chiều dài lịch sử loài người, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển và tiến hoá của xã hội, hiện hữu trên lĩnh vực của đời sống từ kinh tế, khoa học đến thể thao, âm nhạc, giải trí. Cạnh tranh một cách lành mạnh không chỉ là động lực thúc đẩy các cá nhân, tập thể phát triển, bứt phá giới hạn mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. Vậy tại sao sự cạnh tranh, đặc biệt trong kinh tế, lại là một chất xúc tác thần kỳ như thế? Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả trong bài viết dưới đây
Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là sự ganh đua, thi đấu về một lĩnh vực hay về một công việc nào đó giữa những người cùng theo đuổi một mục tiêu.
Trong kinh tế, cạnh tranh kinh tế là sự đấu tranh giữa các nhà kinh doanh trong cùng một sản phẩm về doanh số, lợi nhuận. Từ đó đây có thể là yếu tố mạnh mẽ đòi hỏi các nhà kinh doanh phải liên tục đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, cải thiện biên lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng và công nghệ mới nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng cũng như câu lượng khách hàng nhiều nhất.
Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh thường xuất phát từ bản tính con người với ganh đua, nghị lực và khát khao vươn lên mãnh liệt và mong muốn khẳng định mình, tối ưu hoá lợi ích cá nhân trong bối cảnh nguồn lực và tài nguyên có hạn.
Tính chất của cạnh tranh là gì?
Tính chất của cạnh tranh chính là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Tuy nhiên tính cạnh tranh suy cho cùng cũng chỉ hướng tới bản thân mình, thu lợi về mình, nên tuỳ theo mức độ quyết liệt khác nhau cạnh tranh có thể mang sự lành mạnh, tích cực, như lấy đối thủ làm động lực phấn đấu cho bản thân tiến lên, hoặc không lành mạnh, tiêu cực, như hành động triệt hạ đối thủ, chiêu trò hạ thấp đối phương.
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
Mục đích cuối cùng trong cạnh tranh thể hiện ở việc giành được nhiều thành tựu và nguồn lợi trong lĩnh vực cạnh tranh hơn người khác. Trong đó dưới góc độ doanh nghiệp chính là giành được nhiều lợi nhuận hơn các đối thủ. Điều đó thể hiện ở các phương diện như:
Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
Chiếm được nhiều khách hàng nhất có thể
Giành ưu thế về khoa học công nghệ, phương thức sản xuất mới hiện đại
Giành ưu thế về danh tiếng công ty
Lợi thế cả về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả các loại hình dịch vụ chăm sóc đi kèm như sửa chữa, bảo hành, lắp đặt, hình thức thanh toán, vận chuyển, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng,...
Các hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường là gì?
Dựa vào các yếu tố khác nhau, người ta phân thành nhiều hình thức cạnh tranh phổ biến khác nhau
Căn cứ vào các chủ thể tham gia:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Diễn ra theo luật cung cầu khi những mặt hàng có tính chất ưu việt khiến cầu cao hơn cung sẽ đẩy giá tăng có lợi cho người mua, và ngược lại khi hàng hoá có cung cao hơn cầu thì giá cả thị trường sẽ bị đè xuống thậm chí hàng còn không thể bán được. Ngoài ra cạnh tranh còn thể hiện ở giá khi người bán luôn muốn bán với giá cao, còn người mua luôn muốn mua được hàng với giá càng rẻ càng tốt để tối ưu hoá lợi ích.
Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Cuộc cạnh tranh này thể hiện ở việc người bán chiếm doanh số của người bán khác, số người bán hàng tăng lên thì cuộc cạnh tranh này càng trở nên khắc nghiệt
Căn cứ vào ngành:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Cạnh tranh trong các doanh nghiệp có kinh doanh cùng một mặt hàng sản xuất hoặc dịch vị nào đó. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ có cơ hội mở rộng vị thế và phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Ngược lại, kẻ thua cuộc sẽ phải chịu việc phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.
Cạnh tranh giữa các ngành: Cuộc cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm đạt lợi nhuận lớn nhất, nguyên nhân xuất phát từ việc các chủ doanh nghiệp luôn say mê với ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành có ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận hơn, gây ra một sự điều tiết tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận và kết quả là sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối hợp lý giữa các ngành sản xuất và hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
Căn cứ vào thị trường:
Cạnh tranh hoàn hảo: Hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có quá nhiều người bán, người mua nhỏ, rào cản gia nhập ngành thấp khiến cho không ai có quyền quyết định trong giá bán và mức giá sẽ được định hình bởi thị trường mà tất cả sẽ phải tuân theo.
Cạnh tranh không hoàn hảo: Nếu một hãng đủ lớn có thể tác động đáng kể đến giá cả thị trường đối với sản phẩm của hãng. Mỗi loại sản phẩm giờ đây có nhiều loại nhãn hiệu và hình ảnh khác nhau, nhưng xem xét kĩ về chất lượng thì không có gì khác biệt đáng kể. Do đó một số nhà bán có khả năng có thể cạnh tranh tăng doanh số nhờ các chiến lược lôi kéo khách hàng hiệu quả như: Quảng cáo, khuyến khích, ưu đãi,... Đây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay
Cạnh tranh độc quyền: Đây là hình thức cạnh tranh trong đó có nhiều người bán một sản phẩm khác biệt có thể tạo lợi nhuận cao trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn các mặt hàng rất dễ thay thế khiến cho lợi nhuận giảm do sự gia nhập cũng như rời bỏ ngành là tương đối dễ dàng trong dài hạn. Đây là hình thức kết hợp các yếu tố của sự độc quyền, và cạnh tranh hoàn hảo.
Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh:
Cạnh tranh lành mạnh: Cạnh tranh mà không có hành vi vi phạm luật, phù hợp với chuẩn mực xã hội, diễn ra một cách công bằng công khai giữa đôi bên
Cạnh tranh không lành mạnh: sử dụng các chiêu trò lách luật, đi cửa sau, chơi xấu không công bằng để cạnh tranh và triệt hạ đối thủ
Quy luật cạnh tranh là gì?
Trong kinh tế, quy luật cơ bản của cạnh tranh là bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một hàng hoá nào đó cũng đều sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranh đến từ các đối thủ như một điều tất yếu và đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường.
Bởi dễ hiểu, với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, nếu thấy mảng kinh doanh đó đem lại lợi nhuận và tiềm năng thì ắt sẽ có người sẽ nhảy vào để “xâu xé miếng bánh”, khởi nguồn cho sự cạnh tranh ai sẽ chiếm được phần nhiều hơn
Một số câu hỏi về cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là những đối tượng tham gia cùng một lĩnh vực. Là các doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng hoặc dịch vụ, và phục vụ cùng một phân khúc khách hàng
Năng lực cạnh tranh là gì?
Năng lực cạnh tranh là cách thức cá nhân tạo ra điều kiện tốt nhất để tận dụng triệt để lợi thế, khả năng của bản thân để cạnh tranh với đối thủ
Vị thế cạnh tranh là gì?
Vị thế cạnh tranh là chỗ đứng có sẵn của những cá nhân hay tổ chức đang đứng đầu trong một lĩnh vực. Ví dụ như các doanh nghiệp đầu ngành, đang chiếm thị phần và có lợi nhuận cao nhất
Lợi thế cạnh tranh hay ưu thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là sự khác biệt và ưu thế sẵn có của một cá nhân hoặc tổ chức mà không phải ai cũng có được, có thể dùng để gia tăng doanh thu và lợi nhuận để tạo vị thế cạnh tranh với các đối thủ
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh là một kế hoạch dài hạn và cụ thể của một doanh nghiệp/cá nhân/tổ chức, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng lĩnh vực
Trên đây là góc nhìn thú vị về sự cạnh tranh mà chúng tôi cung cấp cho quý vị độc giả. Hi vọng bài viết sẽ đem lại kiến thức hữu ích cũng như một góc nhìn chi tiết hơn cho các bạn về khái niệm, đặc điểm, các loại hình của sự cạnh tranh trong xã hội.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:










