Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Chính sách tài khóa là gì? Mục tiêu, vai trò của chính sách tài khóa nên nền kinh tế Việt Nam

    Chính phủ nếu xét dưới một góc độ nào đó thì đây cũng là một tổ chức giống với một doanh nghiệp. Chính phủ cũng phải có các khoản thu và các khoản chi. Và các khoản thu ở đây phần lớn đến từ tiền thuế người dân, doanh nghiệp.

    Nhưng khác với các doanh nghiệp, chính phủ hoàn toàn có thể chủ động được ở nguồn này. Và do đó, đây cũng là một trong những công cụ tối ưu của Chính phủ để điều tiết nền kinh tế. Và đó chính là Chính sách tài khóa của chính phủ. Chính sách tài khóa là một khía cạnh quan trọng của hoạt động phân tích vĩ mô.

    chinh-sach-tai-khoa-la-gi.jpg

    Chính sách tài khóa là gì?

    Hằng năm, thuế sẽ được tính theo định kỳ ở một thời điểm nhất định. Trong mỗi chu kỳ, chính phủ có thể chủ động tăng/ giảm tiền thuế. Mà tiền thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân và doanh nghiệp, từ đó những chính sách này sẽ có tác động nhất định với nền kinh tế.

    Ngoài ra, tiền thuế cũng chính là thu nhập của chính phủ. Bằng việc tăng/giảm thuế sẽ khiến cho chính phú chi tiêu ít đi hoặc nhiều hơn. Từ đó các dự án, phúc lợi xã hội,… cũng sẽ theo đó mà ảnh hưởng.

    Nhìn chung, chính sách tài khóa chính là việc chính phủ sử dụng công cụ thuế để qua đó tác động lên nền kinh tế.

    Công cụ chính sách tài khóa

    Không như chính sách tiền tệ là NHTW tác động vào nền kinh tế, chính sách tài khóa sẽ là những tác động của Chính phủ. Chính phủ không phải là một tổ chức tài chính để có thể có nhiều công cụ như là NHTW. Như đã chia sẻ ở trên, Chính phủ ở một góc độ nào đó thì cũng có điểm tương đồng với doanh nghiệp. Chính phủ cũng có các khoản thu (thuế) và chi (các khoản chi tiêu chính phủ). Và đó chính là 2 công cụ tài khóa chính của Chính phủ.

    Xem thêm: So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

    Thuế

    Các cấu phần trong một nền kinh tế rất nhiều, do vậy chính phủ cũng phải có rất nhiều loại thuế khác nhau: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế trước bạ, thuế đặc biệt,…

    Tuy có nhiều loại vậy nhưng với chính sách tài khóa thì sẽ được chia làm 2 loại chính sau:

    • Thuế trực tiếp: là loại thuế được gắn trực tiếp với thu nhập/ tài sản của doanh nghiệp và người dân.
    • Thuế gián tiếp: là thuế đánh lên các dịch vụ, hàng hóa trong lưu thông từ các hoạt động tiêu dùng của nền kinh tế.

    Khi chính phủ tăng thuế thì sẽ tác động rất nhiều đến các thành phần của nền kinh tế. Ảnh hưởng đầu tiên là làm giảm thu nhập của các thành phần trong nền kinh tế, từ đó dẫn đến chi tiêu giảm, khiến cho GDP giảm. Bên cạnh đó, thuế cũng sẽ có thể tác động nên giá cả hàng hóa làm cho có sự  chênh lệch lớn với giá trị thực sự của nó, gây ra hành động đầu cơ.

    Chi tiêu chính phủ

    Chi tiêu chính phủ được chia làm 3 loại:

    • Chi tiêu chuyển nhượng: Là khi chính phủ muốn phân phối lại của cải trong xã hội
    • Chi  phí chi tiêu hiện tại: Là các chi phí thường xuyên và liên tục của chính phủ
    • Chi tiêu vốn: là các chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm.

    Mục tiêu và vai trò của chính sách tài khóa

    Mục tiêu của chính sách tài khóa

    Cũng giống như chính sách tiền tệ, mục tiêu của chính sách tài khóa là điều tiết nền kinh tế đi đúng hương, đảm bảo tăng trưởng ổn định và kiểm soát lạm phát.

    Tùy vào tình hình kinh tế mà chính phủ sẽ đưa ra chính sách mở rộng hoặc thắt chặt.

     

    Chính sách tài khóa mở rộng

    Chính sách tài khóa thắt chặt

    Mục tiêu

    - Chính sách mở rộng có mục tiêu làm kích thích mức chi tiêu của người dân, đưa nền kinh tế tăng trưởng. Chính sách này thường được ban hành khi nền kinh tế đi vào suy thoái, cần những kích thích, hỗ trợ của chính phủ để đưa nền kinh tế về lại quỹ đạo ban đầu.

    - Chính phủ sẽ thực hiện chính sách này khi nền kinh tế đi vào suy thoái Bằng cách tăng chi tiêu và giảm thuế, những phúc lợi xã hội tăng, trong khi đó tiền thuế lại được giảm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người dân trong những giai đoạn khó khăn.

    - Chính sách thắt chặt là khi chính phủ muốn hãm lại nền kinh tế khi nó tăng trưởng quá nóng, lạm phát quá cao.

    - Khi này chính phủ sẽ tăng thuế và làm giảm giảm chi tiêu. Bằng cách này sẽ khiến cho nền kinh tế thắt chặt chi tiêu, kéo GDP đi xuống và thực hiện mục tiêu giảm phát.

    Vai trò của chính sách tài khóa

    Chính sách tài khóa được coi như nhân tố để ổn định nền kinh tế. Khi nền kinh tế suy thoái, người dân gặp khó khăn thì các khoản thuế sẽ giảm xuống, cùng với đó, các khoản trợ cấp thất  nghiệp cũng sẽ được chính phủ cung cấp. Từ đó làm gia tăng thu nhập, dẫn tới khả năng chi tiêu của người dân sẽ tăng lên. Khi nhu cầu tăng, thì các hoạt động kinh doanh sản xuất cũng sẽ tăng theo, kéo theo đó nền kinh tế sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái

    Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, chính phủ muốn làm hạ nhiệt nền kinh tế xuống sẽ thực hiện các chính sách tăng thuế  với các cá nhân và doanh nghiệp. Thu nhập giảm sẽ làm cho nền kinh tế điều chỉnh, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm, từ đó sẽ khiến nền kinh tế đi về đúng quỹ đạo ban đầu.

    Phân loại chính sách tài khóa

    Chính sách tài khóa mở rộng

    Chắc hẳn trong kinh tế tì khái niệm chính sách mở rộng rất quen thuộc đây cụ thể là một chính sách kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Chính sách mở rộng có thể bao gồm chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa, hoặc kết hợp cả hai.

    Chính sách mở rộng là một biện pháp trong kinh tế học Keynes được sử dụng trong thời kỳ suy giảm và suy thoái kinh tế trong chu kỳ kinh tế.

    Mục tiêu cơ bản của chính sách bành trướng là thúc đẩy tổng cầu để bù đắp cho những thiếu hụt trong nhu cầu tư nhân. Mục tiêu này dựa trên ý tưởng cho rằng nguyên nhân chính của suy thoái là sự thiếu hụt trong tổng cầu.

    Chính sách mở rộng được thực hiện nhằm tăng cường đầu tư trong kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế thông qua chi tiêu chính phủ hoặc tăng cho vay đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

    Như vậy nếu chúng ta nhìn từ góc độ chính sách tài khóa, chính phủ ban hành các chính sách mở rộng thông qua các công cụ ngân sách cấp cho mọi người nhiều tiền hơn. Tăng chi tiêu và cắt giảm thuế để tạo ra thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với việc chính phủ đang đưa nhiều tiền vào nền kinh tế hơn là số tiền mà nó lấy ra.

    Chính sách tiền tệ mở rộng được ngân hàng trung ương thực hiện bằng cách mở rộng cung tiền nhanh hơn bình thường hoặc hạ lãi suất ngắn hạn, thông qua các hoạt động thị trường mở, dự trữ bắt buộc và thiết lập mức lãi suất. Nới lỏng định lượng cũng là một hình thức khác của chính sách tiền tệ mở rộng.

    Chính sách tài khóa thắt chặt

    Chính sách tài khóa thắt chặt hoặc khắc khổ là khi chính phủ giảm chi tiêu công và tăng thuế. Lúc này tổng cầu sẽ giảm dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, tăng trưởng kinh tế giảm, tỷ lệ lạm phát giảm.

    Nói một cách đơn giản, chính sách tài khóa thắt chặt là chính phủ giảm chi tiêu công -> tăng trưởng kinh tế chậm lại + thuế tăng -> người dân có ít tiền hơn -> thị trường sẽ sản xuất ít hàng hóa hơn (ít cầu hơn, cung ít hơn để khôi phục trạng thái cân bằng -> kiểm soát lạm phát).

    Hiệu quả và và hạn chế của chính sách tài khóa

    Chính sách tài khóa có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế của một quốc gia. Tùy vào từng tình hình kinh tế khác nhau mà Chính phủ sẽ nghiên cứu và đưa ra những chính sách riêng sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên về cơ bản, vai trò của chính sách này có tác động tới nền kinh tế như sau:

    • Đây là công cụ quan trọng để Chính phủ có thể tác động đến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia, giúp ổn định nền kinh tế đang gặp nhiều biến động.
    • Giúp phân bổ các nguồn lực kinh tế được hiệu quả hơn. Khi này, Nhà nước có thể sẽ tập trung sâu hơn vào một lĩnh vực nào đó, lấy lĩnh vực đó làm trọng tâm phát triển của đất nước.
    • Giúp phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân, tạo nên môi trường an toàn và ổn định để thu hút đầu tư và tăng trưởng.
    • Giúp tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của quốc gia.

    Bên cạnh những tác động tích cực thì việc đưa ra các chính sách tài khóa cũng tiềm ẩn những điểm hạn chế. Cụ thể:

    • Để đưa ra chính sách này, Chính phủ sẽ cần những số liệu đáng tin cậy nhất về nền kinh tế vi mô trong khoảng thời gian đủ dài, có thể là 6 tháng. Sau đó, sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa để đưa ra quyết sách và mất thêm thời gian để tác động tới nền kinh tế. Vậy nên chính sách này sẽ có độ trễ về mặt thời gian.
    • Rất khó để Chính phủ nắm bắt được mức độ tác động của chính sách lên quy mô thực tế. Vậy nên sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các điều chỉnh.
    • Nếu nền kinh tế đang rơi vào trạng thái suy thoái mà tăng thêm chi tiêu chính phủ thì rất có thể đất nước sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách. Điều này vừa gia tăng tình trạng lạm phát vừa làm tăng thêm nợ chính phủ.
    • Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới các tầng lớp dân cư.

    Xem thêm: So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

    Nội dung liên quan
    Tài khóa
    Phân tích vĩ mô
    Phân tích cơ bản
    Bài viết nhiều người xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    15490 lượt xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    Cung tiền là gì? Tác động của cung tiền tới nền kinh tế
    9597 lượt xem
    Trong kinh tế học, cung tiền tệ là tổng số tiền mà một quốc gia hoặc khu vực cụ thể đưa vào lưu thông. Cung tiền thường bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
    Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì và mối quan hệ với thị trường chứng khoán
    8836 lượt xem
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo thời gian.
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    8495 lượt xem
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    8084 lượt xem
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    Cơ cấu vốn (capital structure) là gì? Cách áp dụng vào phân tích cổ phiếu
    7314 lượt xem
    Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
    FED là gì? Vai trò và tác động của FED đến kinh tế thế giới
    6210 lượt xem
    FED là viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System), là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED có mục tiêu chính là duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế Hoa Kỳ.
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    6154 lượt xem
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    6100 lượt xem
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    YOY là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số YOY
    5953 lượt xem
    "YOY" là viết tắt của "Year Over Year," một thuật ngữ trong kế toán và tài chính để so sánh dữ liệu trong một khoảng thời gian năm nay với cùng một khoảng thời gian năm trước.

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI