Có nên mua cổ phiếu LPB hay không?
Với những nhà đầu tư yêu thích những ngành tăng trưởng ổn định và bền vững nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thì không thể bỏ qua ngành ngân hàng. LPB là một trong những cổ phiếu có mức vốn hóa thuộc top nhỏ trong nhóm ngành ngân hàng và còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi “Có nên mua cổ phiếu LPB hay không” nhé!

Ảnh: Có nên mua cổ phiếu LPB
Tổng quan về cổ phiếu LPB
Tổ chức phát hành
Cổ phiếu LPB là được phát hành bởi Ngân hàng Bưu điện Liên Việt viết tắt là LPBank. Tiền thân của ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt là ngân hàng TMCP Liên Việt. Năm 2008 ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt được thành, nhà đầu tư còn biết đến ngân hàng này với tên LienViet PostBank - một trong những ngân hàng mới với hiệu suất cao trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam.
Cổ đông sáng lập của LPBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 20.576 tỷ đồng (Năm 2023) và mạng lưới phủ khắp toàn quốc.

Ảnh: Tổng quan về cổ phiếu LPB
Lịch sử hình thành
Ngày 28/03/2008, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN
Năm 2011, Đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt dưới sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 05/10/2017, LPBank chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam với mã LPB
Ngày 26 tháng 5 năm 2023, ngân hàng thay đổi thông tin với nhận diện thương hiệu là LPBank sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
Cơ cấu cổ đông
Tính tới tháng 10/2023, một số cổ đông lớn của LPB bao gồm: Tổng CT Bưu điện Việt Nam (6,5%), Nguyễn Đình Thắng (2,6%), Công ty TNHH HTH (2,56%), Nguyễn Đức Thụy (2,2%), Agribank (2%)
Các chỉ số cơ bản về cổ phiếu LPB
Mã cổ phiếu: LPB
Ngành: Ngân hàng
Ngày thành lập: 28/03/2008
Năm niêm yết: 2017
Sàn: HOSE
Vốn điều lệ: 17 nghìn tỷ
Giá: 14,020 đồng
Số lượng cổ phiếu đang niêm yết: 3,297,185,907 cp
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 2,057,616,416 cp
Vốn hóa thị trường: 46,160.60 tỷ đồng
P/E: 13.74
P/B: 1.62
Có nên đầu tư cổ phiếu LPB hay không
DSC đi sâu vào phân tích doanh nghiệp bao gồm từ việc phân tích các yếu tố định tính: Kỳ vọng ngành, mô hình kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến các yếu tố định lượng là các tiêu chí trong báo cáo tài chính và những chỉ số định giá như P/E hay P/B… Ngoài ra, DSC kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cổ phiếu để đưa ra nhận định khách quan nhất cho nhà đầu tư.
Đánh giá yếu tố cơ bản cổ phiếu LPB
1. Yếu tố định tính
a. Kỳ vọng ngành ngân hàng
Ngành ngân hàng là một trong những ngành lớn và tăng trưởng ổn định nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trong năm 2023, chịu sự ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, ngành ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thiếu cầu tín dụng và nợ xấu tăng cao. Hệ quả của hai yếu tố trên đã khiến tốc độ tăng trưởng KQKD của ngành chững lại. Với nhiều chính sách hỗ trợ đã được chính phủ ban hành như giảm lãi suất điều hành, giãn nợ tín dụng, giãn nợ trái phiếu doanh nghiệp, v.v., ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện KQKD trong 2H 2023.
b. Mô hình kinh doanh LPB
LPB là một ngân hàng tầm trung, vận hành theo định hướng bán lẻ. Do hợp tác với VNPost, LPB có quyền sử dụng các phòng bưu điện làm, giúp NH phát triển mạng lưới phòng giao dịch dày đặc hàng đầu Việt Nam. LPB cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ tài chính: Huy động/cho vay, Tài trợ thương mại, Dịch vụ thanh toán, Dịch vụ tài chính khác (Bancassurance, v.v.). Trong đó, mảng cho vay là hoạt động kinh doanh cốt lõi, chiếm ~80% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.
c. Lợi thế cạnh tranh LPB
LPB là một trong những ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất cả nước. Nhờ việc khai thác độc quyền trên hệ thống phòng giao dịch bưu điện của VNPost, LPB được Tạp chí Global Business Outlook đánh giá là một trong những ngân hàng bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Hiện LPB sở hữu hệ thống 613 phòng giao dịch, trải dài trên khắp cả nước, giúp ngân hàng đẩy mạnh tiếp cận khách hàng và tăng giá trị nhận diện thương hiệu.
Tuy nhiên, việc tận dụng hệ thống PGD bưu điện là con dao hai lưỡi. Trong năm 2023, VNPost đã có kế hoạch thoái vốn tại LPB. Theo quyết định của NHNN, sau khi VNPost thoái vốn, LPB sẽ không còn được sử dụng các PGD (Phòng giao dịch) bưu điện nữa.
2. Yếu tố định lượng
a. Đánh giá các tiêu chí báo cáo tài chính LPB
Tận dụng thành công mạng lưới bưu điện, trong 5 năm trở lại, LPB đạt tăng trưởng tổng tài sản kép CAGR ấn tượng 17%/năm. Do chịu áp lực tiêu cực từ nhu cầu tín dụng & chất lượng tín dụng người vay giảm sút, KQKD của LPB có sự suy yếu trong năm 2023. Cụ thể, biên lãi thuần (NIM TTM) của LPB đã giảm từ 3,91% (Q2/2022) xuống chỉ còn 3,48% (Q2/2023). Tổng thu hoạt động và Lợi nhuận trước thuế theo đó cũng giảm, hết 1H 2023 chỉ đạt lần lượt 6.020 tỷ (-14,4% YoY) và 2,446 tỷ (-31,8% YoY).
Nếu thương vụ thoái vốn của VNPost thành công, LPB sẽ không thể tiếp tục sử dụng mạng lưới phòng giao dịch bưu điện và mất đi lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Do đó, LPB có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai trong việc tìm kiếm khách hàng và tăng trưởng KQKD.
b. Định giá cổ phiếu LPB
Hiện LPB đang giao dịch ở mức định giá P/B 1,35, cao hơn đáng kể so với mức P/B trung bình trong lịch sử của cổ phiếu. Với triển vọng kinh doanh kém khả quan, mức định giá hiện tại là khá thiếu hấp dẫn với LPB.
Ảnh: Biểu đồ giá và P/B của SSI
Đánh giá yếu tố kỹ thuật cổ phiếu LPB
Hiện LPB đang giao dịch quanh vùng hỗ trợ 13,500 - 14,500 VNĐ/cp. Trong trường hợp cổ phiếu có thể giữ được vùng giá này, bảo vệ đường xu hướng tăng ngắn hạn thiết lập từ tháng 5/2023, cổ phiếu có thể quay lại kiểm chứng vùng kháng cự 16,000 VNĐ/cp
Ảnh: Phân tích kỹ thuật cổ phiếu LPB
Đây là những dữ liệu phân tích kỹ thuật tại thời điểm viết bài, nhà đầu tư muốn tham khảo chi tiết điểm mua, điểm bán tại thời điểm hiện tại đối với cổ phiếu LPB có thể có thể theo dõi báo cáo phân tích “Nhận định thị trường hàng ngày” hoặc tham gia nhóm Zalo để đặt câu hỏi cho chuyên gia phân tích kỹ thuật của chúng tôi.
-> Xem thêm: Báo cáo nhân định thị trường
-> Đặt câu hỏi ngay: Zalo
Kết luận
Có nên mua cổ phiếu LPB hay không cũng sẽ phụ thuộc vào quan điểm và chiến lược đầu tư của từng người. Theo quan điểm của DSC, LPB đang giao dịch ở mức định giá khá cao so với lịch sử cổ phiếu. Thêm vào đó, LPB có triển vọng kinh doanh khá kém do NH sẽ không còn quyền sử dụng hệ thống phòng giao dịch bưu điện khi VNPost thành công thoái vốn. Do đó, LPB không phải là một lựa chọn tốt để đầu tư vào thời điểm này. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể theo dõi báo cáo doanh nghiệp hàng quý để cập nhập những phân tích thường xuyên về doanh nghiệp ngày.
Cách mua cổ phiếu LPB nhanh chóng và an toàn với DSC
Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu LPB trên trang web chính thức hoặc ứng dụng chứng khoán của Công ty Chứng khoán DSC đơn giản với 3 bước.
Bước 1: Mở tài khoản Chứng khoán DSC eKYC nhanh chóng chỉ với 3 phút. Xem hướng dẫn chi tiết: Hướng dẫn mở tài khoản.
Bước 2: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán. Xem hướng dẫn chi tiết nạp tiền vào tài khoản: Hướng dẫn nạp tiền.
Bước 3: Đặt lệnh mua cổ phiếu LPB Web/App DSC Trading
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với DSC qua hotline: (024) 3880 3456 để được hướng dẫn trực tiếp.
Trên đây là những phân tích chi tiết về cổ phiếu LPB. Giá cổ phiếu LPB có thể sẽ có sự điều chỉnh thời gian tới. Nhà đầu tư cần cần xem xét kỹ lưỡng và có kế hoạch giải ngân hợp lý đối với cổ phiếu này.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:










