Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Goodwill là gì? Cách tính và ví dụ về lợi thế thương mại trong kế toán

    Goodwill là gì?

    Goodwill (Lợi thế thương mại) là một loại tài sản vô hình, do giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp đem lại. Vì là một loại tài sản vô hình do đó goodwill không thể được định giá một cách chính xác. Lợi thế thương mại là một trong những khái niệm thường được nhắc đến trong các giao dịch M&A và hợp nhất Báo cáo tài chính.

    Cách tính lợi thế thương mại

    Trên thực tế, lợi thế thương mại rất khó để tính toán vì có những phần tải sản vô hình mà chúng ta không thể ước tính được. Nhưng theo mặt kế toán, lợi thế thương mại sẽ được tính theo công thức sau:

    Trong đó:

    Goodwill là lợi thế thương mại của doanh nghiệp.

    C là khoản tiền trả để mua lại công ty con

    NCI là khoản tiền của lợi ích cổ đông không kiểm soát

    FV là giá trị hợp lý của lợi ích cổ đông trước đó

    NA là tài sản có thể xác định ròng.

    Ví dụ về Lợi thế thương mại

    Coca-Cola đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, tạo ra một sản phẩm cực kỳ phổ biến dựa trên một công thức kết hợp bí mật và được công chúng thừa nhận, sẽ có rất nhiều lợi thế thương mại như thương hiệu, cơ sở khách hàng, quan hệ với chuỗi cung ứng, nhà cung cấp.... Một đối thủ cạnh tranh, một công ty soda nhỏ trong khu vực ở Mỹ mới chỉ kinh doanh được 5 năm, có một cơ sở khách hàng nhỏ, chuyên về soda có hương vị bất thường và gần đây phải đối mặt với vụ bê bối về sự nhiễm khuẩn của soda nên sẽ có lợi thế thương mại giảm đi, thậm chí có thể bị âm.

    Lợi thế thương mại trong kế toán

    Goodwill trong kế toán là gì?

    Trong kế toán, lợi thế thương mại chính là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định của một công ty con tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ. Giá trị của lợi thế thương mại sẽ được thể hiện trong bảng cân đối kế toán. Một số yếu tố cấu thành nên lợi thế thương mại có thể kể đến như:

    • Thương hiệu của doanh nghiệp

    • Data khách hàng

    • Sự tín nhiệm của khách hàng

    • Quan hệ với đối tác, khách hàng

    • Các sản phẩm, dịch vụ độc quyền.

    Ý nghĩa của Goodwill trong doanh nghiệp

    • Giúp doanh nghiệp được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm bán cho doanh nghiệp khác.

    • Với các doanh nghiệp phải bán đi, giá trị của lợi thế thương mại trong một giao dịch càng lớn điều đó chứng tỏ giá trị của doanh nghiệp càng cao -> đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    • Với doanh nghiệp mua lại, họ bỏ ra khoản tiền lớn hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp để tham gia và giao dịch, họ coi khoản tiền chênh lệch đó chính là chi phí bỏ ra để mua lại lợi thế, tiềm năng với hi vọng thu lại khoản lợi nhuận lớn trong tương lai.

    • Lợi thế thương mại có thể có giá trị âm hoặc dương. Nếu giá trị thương mại dương chứng tỏ bên bán đã bán doanh nghiệp với giá tốt. Nếu giá trị thương mại âm đồng nghĩa với việc bên mua đã mua được doanh nghiệp với giá tốt.

    Phân bổ lợi thế thương mại

    Hạch toán lợi thế thương mại

    Hướng dẫn hạch toán bên có và nợ lợi thể thương mại: Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại (goodwill) trong kỳ đầu tiên, kế toán xác định lợi thế thương mại phải phân bổ trong kỳ, ghi:
    • Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
    • Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ)
    Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi, kế toán phải phản ánh số phân bổ trong kỳ này và số lũy kế đã phân bổ từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo và ghi nhận như sau:
    • Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước(số LTTM đã phân bổ lũy kế đến cuối kỳ trước)
    • Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số LTTM phân bổ trong kỳ báo cáo)
    • Có Lợi thế thương mại (LTTM đã phân bổ lũy kế đến cuối kỳ báo cáo)
    Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, bút toán điều chỉnh như sau:
    • Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
    • Có Lợi thế thương mại.

    Trình bày lợi thế thương mại trong bảng cân đối kế toán

    Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Lợi thế thương mại (Goodwill) sẽ được trình bày ở Mã số 269, ở Mục: VI - Tài sản dài hạn khác, Thuộc B - Tài sản dài hạn.

    Hạn chế của lợi thế thương mại

    • Lợi thế thương mại rất khó để định giá và lợi thế thương mại âm có thể xảy ra khi bên mua thâu tóm một công ty với giá thấp hơn giá trị thị trường hợp lí của nó. Điều này thường xảy ra khi công ty mục tiêu không thể hoặc sẽ không thương lượng mức giá hợp lý cho việc mua lại.

    • Vì các thành phần cấu phần lợi thế thương mại mang yếu tố chủ quan do vậy nên sẽ có sự chênh lệch trong việc định giá thường là quá cao đối với người mua.

    • Một hạn chế khác của lợi thế thương mại là bên mua có thể phải đối mặt với khả năng thanh toán dù trước đó nó là một công ty có tiềm lực tài chính khá tốt.

    • Lợi thế thương mại có thể sẽ không được phát huy hiệu quả khi chủ sở hữu của công ty mới không có được uy tín và danh tiếng như công ty mẹ ban đầu.

    Nội dung liên quan
    Goodwill
    Phân tích doanh nghiệp
    Phân tích cơ bản
    Bài viết nhiều người xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    15489 lượt xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    Cung tiền là gì? Tác động của cung tiền tới nền kinh tế
    9595 lượt xem
    Trong kinh tế học, cung tiền tệ là tổng số tiền mà một quốc gia hoặc khu vực cụ thể đưa vào lưu thông. Cung tiền thường bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
    Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì và mối quan hệ với thị trường chứng khoán
    8835 lượt xem
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo thời gian.
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    8488 lượt xem
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    8082 lượt xem
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    Cơ cấu vốn (capital structure) là gì? Cách áp dụng vào phân tích cổ phiếu
    7314 lượt xem
    Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
    FED là gì? Vai trò và tác động của FED đến kinh tế thế giới
    6209 lượt xem
    FED là viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System), là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED có mục tiêu chính là duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế Hoa Kỳ.
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    6152 lượt xem
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    6098 lượt xem
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    YOY là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số YOY
    5953 lượt xem
    "YOY" là viết tắt của "Year Over Year," một thuật ngữ trong kế toán và tài chính để so sánh dữ liệu trong một khoảng thời gian năm nay với cùng một khoảng thời gian năm trước.

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI