Quản lý là gì? Người quản lý tốt cần có kỹ năng và phẩm chất gì?
Quản lý là một khái niệm được sử dụng nhiều và được nhiều người biết đến, có trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm tài chính, chính trị, văn hóa,... Bài viết này sẽ đem đến những thông tin cơ bản về quản lý nói chung.
Quản lý là gì?
Quản lý, hay còn biết đến với tên tiếng anh là management, là sự phối hợp và điều hành các công việc nhằm đạt được một mục tiêu; hoặc có thể hiểu đơn giản, quản lý là quản lý một tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, công ty, cơ quan,... Quản lý bao gồm việc đưa ra được những chiến lược và quản lý, điều phối phân chia nhân sự, sử dụng những nguồn lực có sẵn như nguồn lực liên quan đến tài chính để đạt được mục tiêu. Nhà quản lý chính là người chỉ đạo, là đầu tàu dẫn dắt nhân sự để đạt được hiệu suất mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra để công ty có thể tăng trưởng và họ cần có được những kỹ năng nhất định để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Vai trò, chức năng của quản lý trong doanh nghiệp
Quản lý có 5 chức năng cơ bản:
-
Quản lý sẽ giúp công ty đưa ra mục tiêu cụ thể và đưa ra chiến lược phù hợp,... ( Planning)
-
Quản lý giúp tập hợp các nguồn lực với nhau một cách phù hợp để tạo được mục tiêu để ra bằng cách phân chia đúng người đúng việc,... (Organizing)
-
Quản lý giúp quản trị nguồn nhân lực để đạt hiệu quả cao nhất (Staffing).
-
Quản lý giúp điều hướng, chỉ đạo, khuyến khích, thúc đẩy nhân viên để bản thân họ đạt được hiệu quả cao nhất (Directing).
-
Quản lý giúp đánh giá được hoạt động đang thực hiện có phù hợp so với mục tiêu, tiến độ so với mục tiêu và đưa ra những điều chỉnh phù hợp sau khi đánh giá (Controlling).
Các phong cách quản lý trong doanh nghiệp
Có rất nhiều phong cách quản lý và mỗi người có thể tìm ra cho bản thân một phong cách phù hợp. Có 3 phong cách quản lý có thể giúp cho nhà quản lý tăng được hiệu quả:
-
Phong cách quản lý kiểu có sức thuyết phục (Persuasive style): Nhà quản lý theo phong cách này sẽ dành nhiều thời gian với nhân viên của mình và tương tác với họ, hướng dẫn chỉ đạo thông qua việc thuyết phục và thương thuyết.
-
Phong cách quản lý có tính dân chủ (Democratic style): Nhà quản lý theo phong cách này sẽ cho phép nhân sự của mình tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định. Điều này giúp nhà quản lý hiểu được thế mạnh và kỹ năng của nhân viên, đồng thời giúp nhân viên cảm thấy có đóng góp.
-
Phong cách quản lý có tính tự do (Laissez-faire style): Nhà quản lý theo phong cách này thường giống như một người hướng dẫn đối với nhân viên của mình và sẽ giúp nhân viên có thể phát huy những điểm mạnh của mình và cảm thấy có đóng góp, nếu họ cảm thấy có điều gì chưa đúng thì sẽ điều chỉnh lại khi nhân viên làm việc, còn không họ sẽ không can thiệp vào.
Phân cấp quản lý
Có 3 cấp quản lý: quản lý ở mức độ thấp, quản lý ở mức độ trung bình và quản lý ở mức độ cao, cụ thể:
-
Quản lý ở mức độ cao: Quản lý ở mức độ này gồm có giám đốc điều hành, chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị, nằm ở tầng cao nhất của hệ thống phân cấp quản lý này. Quản lý mức độ cao có chức năng là đưa ra mục tiêu, chỉ đạo đồng thời đưa ra chiến lược để hoàn thành mục tiêu.
-
Quản lý ở mức độ trung bình: Quản lý ở mức độ này bao gồm những những người có vai trò như giám đốc bộ phận, giám đốc khu vực và giám đốc chi nhánh. Quản lý cấp trung chịu trách nhiệm truyền đạt các mục tiêu chiến lược từ thượng tầng cho nhân sự của mình và đảm bảo rằng những chiến lược này được thực hiện phù hợp.
-
Quản lý ở mức độ thấp: Quản lý ở mức độ này bao gồm Các nhà quản lý cấp thấp bao gồm những người có vai trò như người giám sát, trưởng bộ phận, trưởng nhóm,... Cấp quản lý này chính là mức độ thấp nhất trong ba cấp quản lý và nó chịu trách nhiệm giám sát công việc hàng ngày đội ngũ nhân sự và đưa ra định hướng công việc, nhiệm vụ.
Người quản lý tốt cần có kỹ năng và phẩm chất gì?
Những tips dưới đây sẽ giúp các bạn cải thiện kỹ năng quản lý của mình:
-
Giao tiếp: Bạn cần giao tiếp với các thành viên của mình để hiểu họ hơn đồng thời giúp các bạn đánh giá tốt hơn về tiến độ của họ để có thể hoàn thành được mục tiêu chung một cách tốt nhất
-
Tích cực: Khi bạn tích cực, các thành viên, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy dễ dàng chia sẻ, giao tiếp với bạn hơn, giúp cho nhóm làm việc hiệu quả hơn và đạt được mục tiêu đề ra.
-
Huấn luyện: Nếu thấy nhân sự của mình cần luyện tập kĩ hơn về một điều gì đó, có thể là kĩ năng, thì hãy giúp họ cải thiện và điều này chắc chắn sẽ tăng hiệu quả và tiến trình trong việc đạt mục tiêu chung
-
Hợp tác: Một nhà quản lý tốt nên hiểu và cố gắng phân chia các phần phù hợp với từng người và cùng nhau hoàn thành những mục tiêu chung; đồng thời, có thể xem trong phần việc từng người người quản lý có thể giúp gì để tăng tiến độ công việc.
-
Thực tế: Đương nhiên, để trở thành người quản lý tốt, bạn cần phải có kinh nghiệm. Kinh nghiệm giúp cho nhà quản lý có thể tìm ra giải pháp nhanh hơn hiệu quả hơn và đồng thời có được sự tin tưởng tới từ nhân viên của mình, từ đó làm việc hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu đề ra.
Tóm lại, bài viết đã trình bày tổng thể về quản lý, cách quản lý hoạt động và làm sao để trở thành một nhà quản lý tốt. Hi vọng những kiến thức các bạn có được trong bài này sẽ giúp các bạn trong việc quản lý nói chung.









