Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Nợ phải trả là gì? Chỉ số nợ phải trả phản ánh điều gì trong doanh nghiệp?

    Trong quá trình đọc hiểu Báo cáo thường niên ở các bài viết trước, chúng ta đã biết rằng mỗi doanh nghiệp từ khi thành lập và đi vào hoạt động đều cần có một số vốn nhất định, hình thành từ các nguồn khác nhau. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại: Vốn nợ và Vốn chủ sở hữu. Bây giờ là lúc tìm hiểu về Vốn nợ (Nợ phải trả).

    Trước khi tìm hiểu sâu về Vốn nợ, chúng ta cần quy ước rằng với một doanh nghiệp, mục đích lành mạnh của Nợ chính là để làm Vốn (vốn đi vay). Vì vậy, khi nhắc tới Nợ phải trả theo nghiệp vụ kế toán, chúng ta cũng có thể hiểu đó là Vốn nợ, một trong hai nguồn quan trọng cấu thành vốn của doanh nghiệp, bên cạnh Vốn chủ sở hữu.

    Vậy Nợ phải trả là gì? Nợ phải trả của doanh nghiệp có nhiều loại không? Đó là những loại nào? DSC sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về yếu tố này ngay trong bài viết dưới đây.

    Nợ phải trả (Liability) là gì?

    Nợ phải trả là số tiền doanh nghiệp cần thanh toán cho các cá nhân hay công ty nào đó sau khi mua hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ của họ để vận hành doanh nghiệp mình.

    Phân loại Nợ phải trả?

    Tất cả mọi người đều hiểu khái niệm nợ thông thường là gì, Tty nhiên điểm khác biệt của một nhà đầu tư nằm ở góc nhìn, nghĩa là hiểu được ý nghĩa của từng yếu tố cấu thành nên nợ. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nợ được chia theo thời hạn: Nợ ngắn hạn & Nợ dài hạn.

    Nợ ngắn hạn

    Là các khoản nợ có thời hạn trả trong vòng 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như: nợ phải trả người bán, nợ phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, ứng trước của khách hàng, chi phí phải trả,…

    [caption id="attachment_20341" align="aligncenter" width="600"]Thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc danh mục Nợ ngắn hạn Thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc danh mục Nợ ngắn hạn[/caption]

    Nợ dài hạn

    Là các khoản nợ có thời hạn trả trên 1 năm. Nợ dài hạn của doanh nghiệp thường bao gồm: vay dài hạn ngân hàng, trái phiếu phát hành, thuê tài sản & bảo hành tài sản dài hạn.

    [caption id="attachment_20342" align="aligncenter" width="660"]Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành thuộc Nợ dài hạn Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành thuộc Nợ dài hạn[/caption]

    Điều kiện ghi nhận Nợ phải trả?

    Để ghi nhận Nợ phải trả, các khoản cần thỏa mãn 3 điều kiện sau:

    • Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy

    • Doanh nghiệp phải thanh toán bằng nguồn lực của mình

    • Là kết quả của giao dịch trong quá khứ.

    Cách xác định Nợ phải trả của doanh nghiệp?

    Vì Nợ phải trả là phần vốn đi vay, là phần tài sản doanh nghiệp có quyền sử dụng nhưng không thực sở hữu. Vì vậy chỉ cần lấy tổng tài sản trừ đi phần doanh nghiệp thực sự sở hữu sẽ xác định được phần Nợ phải trả. Công thức tính nợ phải trả của doanh nghiệp như sau:

    Tài sản = Vốn (Theo bảng cân đối kế toán)

    Tài sản = Vốn chủ sở hữu (Vốn thực có) + Nợ phải trả (Vốn đi vay)

    => Nợ phải trả = Tài sản – Vốn chủ sở hữu

    Các hệ số Nợ phải trả phản ánh điều gì?

    Để đánh giá hệ số Nợ phải trả phản ánh điều gì của doanh nghiệp, chúng ta cùng xem xét 2 hệ số sau:

    Hệ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu (D/E)

    D/E là một chỉ số mà nhà đầu tư cần lưu tâm. Chỉ số này sẽ cho biết tỉ lệ nguồn vốn của doanh nghiệp là từ vốn chủ sở hữu hay vốn đi vay nhiều hơn.

    D/E (Debt/Equity) hay (Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu) là tỷ lệ % giữa vốn doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay so với với vốn của chủ sở hữu bỏ ra.

    Nếu D/E > 1: Nghĩa là tài khoản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài. Nếu D/E < 1: Nghĩa là tài khoản hiện có của doanh nghiệp chủ yếu do nguồn vốn chủ sở hữu góp phần.

    Tỷ lệ D/E cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Nếu D/E liên tục cao trong một thời gian dài cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp khó khăn. Nếu D/E thấp thể hiện nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào, nợ thấp, không chịu nhiều áp lực tài chính và đang kinh doanh có hiệu quả.

    Cùng tham khảo ví dụ:

    Doanh nghiệp A có vốn chủ sở hữu là 10 tỷ đồng & vốn đi vay là 5 tỷ đồng. => D/E là 5/10 = 0.5 (<1). Như vậy, nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp A chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu.

    Khi vận dụng tỷ lệ D/E thì các nhà đầu tư cần xem xét tới yếu tố ngành. Thực tế các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau có đặc điểm nguồn vốn và tốc độ phát triển, tăng trưởng cũng khác nhau. Tỷ lệ D/E tương đối cao có thể phổ biến trong một ngành, trong khi đó, D/E tương đối thấp có thể phổ biến ở ngành khác.

    Ví dụ: Tỷ lệ D/E trong ngành xây dựng thường có xu hướng cao, trong khi ngành dịch vụ thì tỷ lệ D/E lại thấp hơn. Ngành xây dựng cần đầu tư nguồn vốn ban đầu lớn để mua vật tư xây dựng, trang thiết bị làm việc, tiền thuê nhân công…. Còn ngành dịch vụ thì không cần quá nhiều vốn ban đầu, chủ yếu là trí tuệ của nhân lực mang lại hiệu quả công việc.

    Hệ số Nợ phải trả trên tổng tài sản (Debt Ratio)

    Debt Ratio là một chỉ số mà nhà đầu tư cần lưu tâm. Chỉ số này sẽ cho biết cho thấy rằng bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ các khoản nợ, tiền vay.

    Debt Ratio là tỷ lệ % giữa vốn doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay so với với vốn tổng tài sản của doanh nghiệp.

    Nếu Debt Ratio > 1: điều này cho thấy Tổng nợ của doanh nghiệp đang lớn hơn Tổng tài sản. Từ đó, cho thấy Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang bị âm. Đây là một tình trạng hết sức tồi tệ, mà không doanh nghiệp nào muốn gặp phải, vì lỗ lũy kế qua nhiều năm đã vượt trên cả vốn góp của chủ sở hữu hay còn được gọi là "âm vốn chủ". Những doanh nghiệp gặp trường hợp này thường là các doanh nghiệp đang ở bên bờ vực phá sản, tình hình tài chính vô cùng khó khăn.

    Nếu Debt Ratio < 1: điều này cho thấy Tổng tài sản của doanh nghiệp đang lớn hơn tổng nợ, Công ty vẫn đang duy trì có khả năng thanh toán được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình.

    Hệ số D/E càng gần về 0, càng cho thấy doanh nghiệp đang tự chủ về tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp đang chỉ phụ thuộc vào vốn góp của chủ sở hữu. Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn là tốt. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều khi biết sử dụng đến các nguồn lực bên ngoài, như các khoản vay ngân hàng, đàm phán được thời hạn trả nợ với các nhà cung cấp,....

    Một số câu hỏi liên quan đến Nợ phải trả?

    Công nợ phải trả là gì?

    Công nợ là khoản nợ doanh nghiệp chưa thanh toán cho các cá nhân hay doanh nghiệp khác sau khi mua hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ của họ để vận hành doanh nghiệp mình. Nói cách khác, công nợ là nợ phải trả nhưng chưa thanh toán xong.

    Nợ phải trả là tài sản hay nguồn vốn?

    Như chúng ta đã quy ước, Nợ phải trả chính là Vốn nợ (vốn đi vay). Tài sản của doanh nghiệp hình thành từ nguồn vốn (Tài sản = Nguồn vốn). Vậy Nợ phải trả là nguồn vốn và đồng thời là tài sản.

    Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng/giảm khi nào?

    Nợ phải trả tăng cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nhiều vốn vay hơn. Nếu nợ phải trả tăng đến từ các khoản nợ ngắn hạn, cần theo dõi chặt chẽ, kết hợp với cân đối dòng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ. Còn nếu tổng nợ tăng do tăng nợ dài hạn, có thể doanh nghiệp chỉ đang huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

    Nếu nợ phải trả giảm báo hiệu tình hình tài chính an toàn, khởi sắc hơn. Tuy nhiên, cũng có thể là doanh nghiệp chưa tận dụng việc vay hoặc kéo dài thời gian thanh toán để tăng nguồn lực vốn.

    Để phân tích Nợ phải trả, cần kết hợp với chỉ số Hệ số nợ để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề quản trị nợ của doanh nghiệp

    Phân biệt Nợ phải trả và Nợ vay?

    Định nghĩa về nợ phải trả (Liability) rộng hơn định nghĩa về nợ vay (Debt). Nợ phải trả bản chất là nghĩa vụ, nợ vay là nghiệp vụ; Nợ phải trả là nghĩa vụ phát sinh từ nhiều nghiệp vụ, trong đó có Nợ vay.

    Nợ vay là số tiền đi vay và phải trả lại. Ví dụ: các khoản vay bổ sung vốn lưu động, các khoản vay dài hạn tái đầu tư. Trong khi Nợ phải trả rộng hơn, bao gồm các chi phí phải trả khác như tiền lương công nhân, chi phí trả cho nhà cung cấp…

    Kết lại, để có nguồn vốn vận hành doanh nghiệp thì chỉ Vốn chủ sở hữu thôi đôi khi là không đủ, khi đó doanh nghiệp cần tới Vốn nợ (vốn đi vay) để bổ trợ làm “đòn bẩy tài chính” với mong muốn thu về khoản lợi nhuận lớn gấp nhiều lần.

    Nhà đầu tư cần quan tâm đến vấn đề quản trị nợ của doanh nghiệp để đánh giá sức khỏe doanh nghiệp, để nhận định rằng liệu doanh nghiệp đó có khả năng huy động và tối ưu nguồn vốn nợ hay không; hay là đang có nguy cơ lâm vào tình trạng nợ nần quá mức, vượt quá khả năng trả nợ.

    => Xem thêm: Hướng dẫn đọc hiểu Báo cáo thường niên hiệu quả, đúng trọng tâm khi Phân tích doanh nghiệp

    Nội dung liên quan
    Nợ phải trả
    Báo cáo tài chính
    Phân tích doanh nghiệp
    Phân tích cơ bản
    Bài viết nhiều người xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    15491 lượt xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    Cung tiền là gì? Tác động của cung tiền tới nền kinh tế
    9598 lượt xem
    Trong kinh tế học, cung tiền tệ là tổng số tiền mà một quốc gia hoặc khu vực cụ thể đưa vào lưu thông. Cung tiền thường bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
    Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì và mối quan hệ với thị trường chứng khoán
    8838 lượt xem
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo thời gian.
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    8498 lượt xem
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    8086 lượt xem
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    Cơ cấu vốn (capital structure) là gì? Cách áp dụng vào phân tích cổ phiếu
    7314 lượt xem
    Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
    FED là gì? Vai trò và tác động của FED đến kinh tế thế giới
    6211 lượt xem
    FED là viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System), là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED có mục tiêu chính là duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế Hoa Kỳ.
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    6155 lượt xem
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    6100 lượt xem
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    YOY là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số YOY
    5954 lượt xem
    "YOY" là viết tắt của "Year Over Year," một thuật ngữ trong kế toán và tài chính để so sánh dữ liệu trong một khoảng thời gian năm nay với cùng một khoảng thời gian năm trước.

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI