Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Quản lý thị trường là gì? Chức năng và Hệ thống quản lý thị trường tại Việt Nam

    Ngày nay, có càng nhiều hơn các vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không chỉ ở quy mô trong nước mà còn lan rộng cả quy mô nước ngoài. Sẽ không hiếm khi hằng trên những bản tin thời sự, chúng ta nghe về những thông tin tại tỉnh A, tỉnh B là những vụ buôn lậu đồ đông lạnh, hay đồ tồn kho lâu ngày ra thị trường. Những vụ việc như vậy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ra tổn hại với ngân sách quốc gia cũng như thất thoát tiền thuế của nhà nước. Vậy chắc chắn sẽ cần một cơ quan đứng ra thực hiện công tác quản lý thị trường cũng như đảm bảo được lợi ích người tiêu dùng. Vậy quản lý thị trường là gì, chức năng của quản lý thị trường bao gồm những gì?

    Quản lý thị trường là gì?

    Quản lý thị trường là việc các lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến địa phương có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường để mục đích đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong nước.

    Các hoạt động vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại bao gồm các hành kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng; an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Hệ thống tổ chức quản lý thị trường tại Việt Nam

    • Tại trung ương: Cục quản lý thị trường trực thuộc bộ Công thương, do Cục trưởng phụ trách.

    • Ở tỉnh: Có chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương do chi cục trưởng kiêm phó giám đốc sở Công thương phụ trách.

    • Ở quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Tỉnh thành lập đội Quản lý thị trường trực thuộc chi cục hoạt động trên địa bàn Huyện hoặc liên tỉnh, do đội trưởng phụ trách.

    Chức năng của quản lý thị trường

    Cục quản lý thị

    Là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

    Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật và các chính sách chế độ trong lĩnh vực này. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại

    Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp để bộ Thương mại trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.

    Phát hiện và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại để Bộ trưởng Bộ thương mại giải quyết theo thẩm quyền quy định về những văn bản quy định của các ngành, các cấp có nội dung trái pháp luật về quản lý thị trường trong hoạt động thương mại.

    Trực tiếp điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động; kiểm tra việc chấp hành quy chế công tác quản lý thị trường của các Đội Quản lý thị trường và Kiểm soát viên thị trường.

    Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật thương mại; kiến nghị với UBND tỉnh các biện pháp đảm bảo việc thi hành pháp luật thương mại và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thị trường.

    Làm chức năng thường trực giúp Giám đốc Sở chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành; các cấp ở địa phương chống buôn lậu; chống sản xuất – buôn bán hàng giả; hàng cấm và các hoạt động kinh doanh trái phép khác diễn ra ở địa phương.

    Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các đơn thư khiếu nại; tố cáo về hoạt động kiểm tra; và xử lý vi phạm hành chính của các Đội Quản lý thị trường; và các hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm soát viên thị trường.

    Tổng hợp tình hình thực thi pháp luật trên thị trường và hoạt động kiểm tra; kiểm soát thị trường tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

    Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theo phân cấp quản lý cán bộ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm soát viên; quản lý tài chính, tài sản, ấn chỉ được giao theo quy định; xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết cho hoạt động của toàn Chi cục và quản lý quỹ chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật của lực lượng Quản lý thị trường địa phương.

    Chi cục quản lý thị trường

    Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; kiểm soát thị trường; đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

    Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại; công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Sở Công Thương và UBND tỉnh kế hoạch; biện pháp về tổ chức thị trường; bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật; ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại; công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền; phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại trên địa bàn tỉnh.

    Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra; kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

    Quản lý công chức; biên chế; kinh phí; trang bị; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.

    Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành; các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường; chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.

    Công chức kiểm soát thị trường

    Được giao trách nhiệm kiểm tra; kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Khi thừa hành công vụ phải tuân thủ pháp luật và quy chế công tác về quản lý thị trường; chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

    Khi thấy có dấu hiệu vi phạm thì công chức làm công tác kiểm soát thị trường được quyền:

    • Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu; tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.

    • Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất giấu hàng hoá, tang vật vi phạm.

    • Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng; hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định; xử lý vi phạm theo thẩm quyền; hoặc chuyển giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi; phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

    Được trang bị; sử dụng vũ khí; công cụ hỗ trợ; và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô; xe mô tô phân khối lớn; thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra.

    Ở bài viết trên DSC đã cung cấp kiến thức tổng quan về quản lý thị trường, mong rằng kiến thức mà DSC tổng hợp sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về Quản lý thị trường là gì? Chức năng và Hệ thống quản lý thị trường tại Việt Nam và đón đọc nhiều bài viết khác của chúng tôi.

    Nội dung liên quan
    Quản lý thị trường
    Bài viết nhiều người xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    15495 lượt xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    Cung tiền là gì? Tác động của cung tiền tới nền kinh tế
    9601 lượt xem
    Trong kinh tế học, cung tiền tệ là tổng số tiền mà một quốc gia hoặc khu vực cụ thể đưa vào lưu thông. Cung tiền thường bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
    Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì và mối quan hệ với thị trường chứng khoán
    8844 lượt xem
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo thời gian.
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    8499 lượt xem
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    8095 lượt xem
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    Cơ cấu vốn (capital structure) là gì? Cách áp dụng vào phân tích cổ phiếu
    7328 lượt xem
    Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
    FED là gì? Vai trò và tác động của FED đến kinh tế thế giới
    6212 lượt xem
    FED là viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System), là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED có mục tiêu chính là duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế Hoa Kỳ.
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    6157 lượt xem
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    6107 lượt xem
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    YOY là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số YOY
    5972 lượt xem
    "YOY" là viết tắt của "Year Over Year," một thuật ngữ trong kế toán và tài chính để so sánh dữ liệu trong một khoảng thời gian năm nay với cùng một khoảng thời gian năm trước.

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI