

Quản trị rủi ro là gì? Tại sao cần đánh giá, quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Tại sao quản trị rủi ro là nguyên tắc tối quan trọng trong đầu tư chứng khoán? Có nhiều quan điểm cho rằng đây là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định hiệu quả trong đầu tư. Ở bài viết này, cùng DSC tìm hiểu khái niệm Quản trị rủi ro là gì? và Tại sao phải quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán nhé!
Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là việc xác định trước các rủi ro tiềm ẩn, phân tích và đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của chúng lên danh mục và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Đánh giá rủi ro là gì ?
Ở mức độ cơ bản, đánh giá rủi ro đa phần bao gồm xác định rủi ro có thể xảy ra, khả năng có thể xảy ra (thấp-trung bình-cao), mức độ rủi ro, hệ quả, tác động đến danh mục nếu xảy ra, khả năng ứng phó,...
Ví dụ: Danh mục sở hữu cổ phiếu X và cổ phiếu Y. Cổ phiếu X kể từ thời điểm mua giảm 20%, cổ phiếu Y giảm 5%.
Nếu danh mục phân bổ 80% cổ phiếu X và 20% cổ phiếu Y (về giá trị ) thì giá trị danh mục đã mất 80% * 20% + 20% * 5% = 17%
Nếu danh mục phân bổ 20% cổ phiếu X và 80% cổ phiếu Y (về giá trị ) thì giá trị danh mục đã mất: 20% *20% + 80% * 5% = 8%
Hoặc danh mục sở hữu tiền mặt và cổ phiếu X. Cổ phiếu X giảm 20%.
Nếu danh mục phân bổ 30% tiền mặt 70% cổ phiếu X thì tổng tài sản giảm đi: 70% * 20% = 14%
Nếu danh mục phân bổ 70% tiền mặt 30% cổ phiếu X thì tổng tài sản giảm đi: 330% * 20% = 6%
Nếu nhà đầu tư trước khi giao dịch nhận thấy tuy các cổ phiếu đều có tiềm năng hấp dẫn, mức độ rủi ro khác biệt thì nên ước lượng để phân bổ cơ cấu danh mục hợp lí nhằm hạn chế rủi ro.
Tại sao cần quản trị rủi ro khi đầu tư chứng khoán?
Mục đích của quản trị rủi ro không phải tối đa hóa lợi nhuận mà hạn chế thua lỗ. Đối với nhà đầu tư cổ phiếu cá nhân, quản trị rủi ro ở mức căn bản chỉ đơn giản là phân bố cơ cấu danh mục một cách hợp lí về cơ cấu đóng góp cho tổng tài sản giữa tiền mặt - chứng khoán (cổ phiếu, hợp đồng tương lai, chứng quyền và cơ cấu của từng thành phần, từng cổ phiếu, từng hợp đồng, từng chứng quyền khác nhau).
Nói một cách đơn giản, khi kịch bản (A) xảy ra chúng ta làm gì Khi kịch bản (B) xảy ra thì làm gì?
Thị giá chứng khoán luôn biến động, ngoài nhìn vào giá trị thay đổi trên vốn của chứng khoán đó, hãy nhìn vào đóng góp của sự thay đổi thị giá chứng khoán đó cho tổng tài sản. Đến cuối cùng, mục đích của đầu tư là đẻ gia tăng tổng tài sản.
Các loại rủi ro khi đầu tư chứng khoán
-
Rủi ro thanh khoản: thể hiện việc chuyển đổi từ tiền sang chứng khoán và ngược lại là không dễ dàng. Nhà đầu tư sẽ rất khó giao dịch ở mức giá mình mong muốn khi thiếu người mua/bán đối ứng.
-
Rủi ro tâm lý thị trường chung: là khi phần lớn nhà đầu tư đều lo ngại về rủi ro của thị trường hay nền kinh tế, dẫn đến tâm lý bán tháo và hạn chế mua. Ví dụ có thể kể đến lo ngại về dịch bệnh, chiến tranh , thiên tai, và các yếu tố khác có thể dẫn đến lo ngại về suy thoái kinh tế.
-
Rủi ro doanh nghiệp: Cổ phiếu có xu hướng vận động cũng xu hướng tăng trưởng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh tốt, tăng trưởng đều thường hấp dẫn nhà đầu tư với kỳ vọng cổ tức và cổ phiếu tăng giá. Cổ phiếu với triển vọng tăng trưởng thấp hay nguy cơ phá sản,... sẽ làm giảm sức hút của cổ phiếu.
-
Rủi ro kinh tế - xã hội. Các thay đổi về chính sách, chỉ số kinh tế, thông tin về ngành nghề đều sẽ tác động đến kỳ vọng của nhà đầu tư. Ví dụ việc giá dầu thế giới tăng/giảm cũng sẽ tác động đến vận động cổ phiếu nhóm Dầu.
Và nhiều rủi ro cụ thể khác….
Hướng dẫn cách Quản trị rủi ro hiệu quả
-
Lên kế hoạch cho giao dịch
-
Đối với nhà đầu tư không chuyên, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn tại các CTCK
-
Trau dồi các phương pháp quản trị rủi (sẽ được phân tích cụ thể tại các bài sau) ví dụ như hệ số rủi ro Beta, giá trị rủi ro Vả, hiệp phương sai lợi nhuận cần tính toán giữa từng cổ phiếu với tổng danh mục còn lại, tỉ lệ Sharpe,...
Tại các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, những kĩ thuật phân loại, đánh giá rủi ro, phương pháp quản trị rủi ro được thiết kế phức tạp và chặt chẽ vô cùng chứ ít khi đơn giản như những gì bài viết liệt kệ. Nhà đầu tư cá nhân tuy ít trường hợp có nguồn lực như các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp cũng được khuyến khích áp dụng và thực hành các phương pháp này một cách đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả.









