

Brexit là gì? Tóm tắt sự kiện Brexit và hiệu ứng Brexit ảnh hưởng trên toàn cầu
Brexit là từ dùng để nói về sự kiện quan trọng từng chấn động lịch sử khiến toàn thế giới quan tâm khi Vương Quốc Anh tách khỏi khối liên minh Châu Âu EU sau cuộc trưng cầu dân ý. Brexit là hiện tượng rất được quan tâm, một vấn đề nóng trong những năm 2016-2020 bởi ảnh hưởng của Brexit không chỉ tác động lên các nước thành viên mà cả toàn cầu. Vậy lý do nào gây ra sự kiện này và tác động của nó như thế nào? Hãy cùng Chứng khoán DSC tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Brexit là gì? Hiệu ứng Brexit là gì?
Brexit là từ ghép của 2 từ là “Britain” (Nước Anh) và “Exit” (Thoát khỏi), ám chỉ việc Vương Quốc Anh tách ra khỏi Liên minh Châu Âu, đồng thời thay đổi mối quan hệ giữa Anh và Liên minh Châu Âu EU về an ninh, thương mại, tự do di chuyển.
Brexit là sự kiện gây ra sự chấn động toàn cầu và tạo ra một hiệu ứng di dời các nhà máy và trụ sở các doanh nghiệp từ Anh sang các nước khác trong khu vực Châu Âu nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thị trường châu Âu, gọi là “hiệu ứng Brexit”.
Tóm tắt sự kiện Brexit
Nguyên nhân dẫn đến sự kiện Brexit
Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ cuộc khủng hoảng nhập cư đối với nước Anh với lượng nhập cư gia tăng chóng mặt, kéo theo sự đe dọa về các giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của quốc gia này thay đổi. Đây là điều mà nước Anh không thể chấp nhận được.
Thứ hai, đó là sự bất ổn chính trị từ chính trong nội bộ Anh, cuộc khủng hoảng đổ bộ dân nhập cư khiến cho tình hình an ninh tại quốc gia này không ổn định, cùng với đó là việc các thành viên của Đảng Bảo thủ luôn hoài nghi vào khả năng điều hành của Liên Minh châu Âu. Đây cũng là nguyên nhân đưa ra việc trưng cầu dân ý và kết quả là người dân nước Anh đã đồng nhất ý kiến về việc rút khỏi liên minh Châu Âu, đây có thể coi là một quyết định chấn động thế giới khi khối Liên minh Châu Âu vốn là một khối liên minh bền vững và là đối trọng trực tiếp với Mỹ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác bao gồm việc một hiệp ước của EU đã chuyển toàn bộ quyền lực của các nước thành viên sang trụ sở EU ở Brussels, Bỉ. Hay việc Anh vốn bất mãn với nhiều quy định của EU nên rời khỏi EU sẽ là lúc Anh có thể tự do làm luật, đánh thuế, quyết định các chính sách nhập cư mà không phải phụ thuộc vào Uỷ ban Châu Âu.
Tình hình tại Anh
Ngày 23/6/2016, cuộc trưng cầu dân ý về việc rút khỏi Liên minh Châu Âu diễn ra trên toàn nước Anh, kết quả là 51,89% người dân bỏ phiếu đồng ý và 48,11% không đồng ý, kết quả được phê duyệt và công bố bởi thủ tướng Anh lúc bấy giờ, ông David Cameron và chính ông này đã phải từ chức sau đó.
Ngày 29/3/2017, thủ tướng mới của Anh là bà Theresa May đứng đầu đoàn chính phủ Anh đã chính thức thông báo với EU về ý định rút lui của nước này và bắt đầu đàm phán về Brexit.
Tháng 12/2019 sau khi các bế tắc trong nội bộ Anh được giải quyết xong xuôi, những người Bảo thủ vận động ủng hộ thỏa thuận rút tiền "sửa đổi" do Boris Johnson lãnh đạo đã giành được đa số tổng thể là 80 ghế. Quốc hội Anh cuối cùng đã phê chuẩn thỏa thuận rút khỏi Liên minh châu Âu (Thỏa thuận rút tiền) Đạo luật 2020.
Ngày 31/1/2020, Vương quốc Anh rời EU. Điều này bắt đầu một giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, trong đó Vương quốc Anh và EU đàm phán về mối quan hệ trong tương lai của họ. Trong quá trình chuyển đổi, Vương quốc Anh vẫn tuân theo luật của EU và vẫn là một phần của Liên minh thuế quan Liên minh châu Âu và Thị trường chung châu Âu. Tuy nhiên, Vương quốc Anh không còn là một phần của các cơ quan hoặc thể chế chính trị của EU.
Diễn biến Brexit tại Anh và kinh tế Anh sau Brexit
Các nhà kinh tế dự báo rằng hậu Brexit sẽ gây ra những ảnh hưởng tức thời và lâu dài hơn đối với các nền kinh tế của Vương quốc Anh và ít nhất là một phần của EU27 khi EU là đối tác thương mại lớn nhất của Anh, chiếm 44% sản lượng xuất khẩu và 53% sản lượng nhập khẩu năm 2015. Đặc biệt, đã có sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà kinh tế và trong các tài liệu kinh tế rằng Brexit có thể sẽ làm giảm thu nhập bình quân đầu người thực tế của Vương quốc Anh trong trung và dài hạn, và bản thân cuộc trưng cầu Brexit sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng sự không chắc chắn do Brexit gây ra đã làm giảm GDP của Anh, thu nhập quốc dân của Anh, đầu tư của doanh nghiệp, việc làm và thương mại quốc tế của Anh từ tháng 6 năm 2016 trở đi.
Một phân tích năm 2019 cho thấy các công ty Anh về cơ bản đã gia tăng số lượng đầu tư đến EU sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, trong khi các công ty châu Âu giảm các khoản đầu tư mới vào Vương quốc Anh. Phân tích Brexit của chính phủ Anh, bị rò rỉ vào tháng 1 năm 2018, cho thấy tăng trưởng kinh tế của Anh sẽ giảm từ 2–8% trong 15 năm sau Brexit, số lượng tùy thuộc vào kịch bản rời bỏ. Các nhà kinh tế cũng cảnh báo rằng tương lai của London với tư cách là một trung tâm tài chính quốc tế phụ thuộc vào các thỏa thuận hộ chiếu với EU. Các nhà hoạt động ủng hộ Brexit và các chính trị gia đã tranh luận về việc đàm phán các thỏa thuận thương mại và di cư với các quốc gia "CANZUK" — các quốc gia Canada, Úc, New Zealand và Vương quốc Anh —nhưng một số nhà kinh tế cũng chỉ ra các giao dịch thương mại với các quốc gia đó sẽ kém giá trị hơn nhiều đối với Vương quốc Anh so với tư cách thành viên EU. Các nghiên cứu dự đoán rằng Brexit sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng kinh tế khu vực ở Anh, bằng cách tác động vào các khu vực vốn đã gặp khó khăn khó khăn nhất.
Hiệu ứng Brexit ở Châu Âu
Vụ Brexit ảnh hưởng lớn nhất đến Eu do Anh là nền kinh tế lớn hàng đầu Châu Âu chỉ sau Đức và Pháp, đóng góp đến 8,5 tỷ bảng Anh vào ngân sách EU (2015), chiếm tới 12,6% tổng ngân sách của tổ chức này.
Ảnh hưởng của Brexit trên toàn cầu
Hiệu ứng Brexit nhìn chung gây tác động xấu tới nền kinh tế thế giới đặc biệt là các quốc gia có mối quan hệ hợp tác với Anh và khối EU, sẽ phải chịu ảnh hưởng ít nhiều từ việc EU suy giảm sức mạnh và các chính sách mới không phụ thuộc vào EU do chính phủ Anh xây dựng lại.
Đối với Mỹ, Brexit gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ thương mại giữa Anh và Mỹ bởi Anh vốn là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ tại Châu Âu, với việc Anh tách khỏi EU thì Mỹ sẽ khó tiếp cận thị trường Anh hơn do những chính sách mới của quốc gia này.
Với Nhật Bản, Brexit gây ảnh hưởng xấu tới nguồn đầu tư của quốc gia này tại Anh, khiến cho đồng tiền Nhật Bản là Yên tăng giá mạnh, gây ảnh hưởng tới quá trình cải tổ của chính Nhật Bản.
Đối với Trung Quốc, hậu Brexit, nền kinh tế quốc gia này cũng phải chịu những tác động trong ngắn hạn, cũng bởi mối quan hệ thương mại giữa quốc gia này và EU trước đây rất lớn trong đó có Anh Quốc.
Ảnh hưởng của Brexit đến nền kinh tế Việt Nam
Sự kiện Brexit chắc chắn cũng đã đánh một đòn mạnh vào các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU khi hiệp định tự do thương mại EVFTA giờ đây đã bắt đầu được điều chỉnh cùng với các chính sách thuế quan khác khi Anh không còn là thành viên EU. Với việc EU là thị trường xuất khẩu quan trọng tại Việt Nam nên kim ngạch xuất khẩu Việt Nam cũng bị ảnh hưởng hậu Brexit.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin tổng quan nhất về sự kiện Brexit. Nhìn chung những lý do bất mãn của Anh đối với EU cũng không hẳn là không đúng, nhưng việc để Brexit xảy ra đã tác động lớn với EU và kinh tế thế giới, và liệu trong dài hạn đây có phải là nước đi đúng đắn của chính phủ Anh, và họ sẽ vận hành đất nước trong thời kỳ mới không còn là thành viên của EU như thế nào? Mỗi người sẽ có những ý kiến và nhận định riêng, câu hỏi này xin dành lại cho bạn đọc nhé.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:










