Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
Kiến thức
Đăng nhập

Top 5 cổ phiếu ngành thép có cơ bản tốt – sắp bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Cổ phiếu ngành thép được xem như một thước đo quan trọng cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phản ánh tình hình phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng. Khi nền kinh tế mở rộng, nhu cầu về thép tăng, kéo theo sự tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp thép, và giá cổ phiếu của họ cũng thường có xu hướng tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế gặp khó khăn, ngành thép thường chịu áp lực giảm giá do cầu tiêu thụ yếu và chi phí sản xuất cao.

Đặc biệt, trong bối cảnh các dự án đầu tư công và phát triển hạ tầng tại Việt Nam đang được thúc đẩy, cổ phiếu ngành thép thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhờ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ nhu cầu nội địa lẫn xuất khẩu. Những công ty thép lớn với quy mô sản xuất tốt và thị phần lớn thường được coi là lựa chọn tiềm năng trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý về ngành thép và một số mã cổ phiếu thép tiềm năng mà nhà đầu tư nên theo dõi trong năm 2024.

top-co-phieu-nganh-thep.jpg

I. Tiềm năng của cổ phiếu thép trong năm 2024

Năm 2023, ngành thép Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu thấp từ thị trường bất động sản “ì ạch” và giải ngân đầu tư công chậm. Thị trường xuất khẩu cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi thép giá rẻ từ Trung Quốc, khiến giá thép thành phẩm giảm mạnh hơn nguyên liệu đầu vào. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép giảm 7% và tiêu thụ nội địa giảm 15,6%. Dù xuất khẩu tăng trưởng nhờ HRC từ Hòa Phát và Formosa, xuất khẩu thép xây dựng vẫn giảm 21,1%. Triển vọng năm 2024 phụ thuộc vào sự hồi phục của bất động sản và đầu tư công.

Trong năm 2024, cổ phiếu thép được kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ phục hồi và tạo tiền đề cho chu kỳ tăng trưởng mới sắp tới nhờ vào sự phục hồi của thị trường bất động sản và sự thúc đẩy từ các dự án đầu tư công. Các yếu tố như việc đẩy mạnh chi tiêu công, sự tăng trưởng trở lại của nhu cầu xây dựng và đặc biệt là sự tác động từ sự phục hồi của nhu cầu thép bên Trung Quốc sẽ là động lực quan trọng cho ngành thép. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ như điều tra chống bán phá giá thép, cũng sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thép vượt qua khó khăn và cải thiện lợi nhuận cũng như thị phần.

Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của từng doanh nghiệp thép sẽ khác nhau, phụ thuộc vào quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, và khả năng quản trị chi phí. Các doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn, tỷ lệ nội địa hóa cao, và khả năng cạnh tranh tốt sẽ có lợi thế lớn trong việc tận dụng cơ hội phục hồi. Dù vậy, ngành thép vẫn phải đối mặt với rủi ro từ biến động giá nguyên vật liệu và sự phụ thuộc vào nhu cầu thị trường quốc tế.

Nhìn chung, tiềm năng của cổ phiếu thép trong năm 2024 là tích cực, với nhiều cơ hội để các doanh nghiệp được tăng trưởng bứt phá hơn, đặc biệt khi nền kinh tế và thị trường xây dựng hồi phục mạnh mẽ.

II. Các cổ phiếu ngành thép đáng đầu tư nhất trong năm 2024

1. CTCP Tập đoàn Hòa Phát  - Mã cổ phiếu: HPG

  • Định giá hợp lý: 32.000 (Tiềm năng tăng giá: 21%)
  • Vốn hóa: 170,000 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 15,12 lần ; P/B: 1,56 lần

CTCP Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô và chuỗi giá trị lớn và hoàn thiện nhất Việt Nam, hàng đầu Đông Nam Á. Sản phẩm chính của HPG là thép xây dựng với mức thị phần trên 30% tại thị trường nội địa. Ngoài ra, HPG còn tham gia một số mảng kinh doanh khác như bất động sản, nông nghiệp, điện máy,...

Luận điểm đầu tư:

  • Động lực mạnh mẽ nhờ sản lượng: Việc tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ, trong đó thép xây dựng tiêu thụ 956.000 tấn (+10% YoY) , HRC tiêu thụ 805.000 tấn (+67% YoY), trong đó sản lượng xuất khẩu tăng 156% YoY giúp kết quả kinh doanh quý 1 tiếp tục tăng trưởng so với cùng kì dù giá bán có hạ nhiệt so với cuối năm trước. Cụ thể, doanh thu đạt 30.852 tỷ (+16% YoY), lợi nhuận trước thuế đạt 3.261 tỷ (+513% YoY), lần lượt hoàn thành 22% và 29% kế hoạch năm.
  • Thị trường Bất động sản nội địa dần phục hồi: DSC kì vọng thị trường Bất động sản sẽ có động thái phục hồi rõ rệt hơn sau khi 3 luật lớn kiểm soát thị trường được sửa đổi và áp dụng vào tháng 8/2024, sớm hơn dự báo trước đó. Điều này có thể khai thông các vấn đề về pháp lý hiện hữu, từ đó tác động tích cực lên nguồn cung trên thị trường, thúc đẩy các hoạt động xây dựng trở lại. Theo số liệu của bộ xây dựng, số lượng sản phẩm bất động sản được cấp giấy phép xây dựng của quý 1/2024 là 9.774 căn (+36% YoY).
  • Sản lượng thép xây dựng có dấy hiệu tích cực rõ ràng: Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG đã có những bước đột phá mạnh mẽ, lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 1,4 triệu tấn (+32% YoY) thể hiện rõ mức độ hồi phục về mặt nhu cầu của mặt hàng này, đặc biệt là thị trường nội địa. DSC kì vọng, với sự tích cực từ thị trường BĐS kể trên, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng năm 2024 của HPG có thể tiệm cận mức lịch sử của năm 2022 là khoảng 4,1 triệu tấn (+10% YoY).

2. CTCP Tập đoàn Hoa Sen  - Mã cổ phiếu: HSG

  • Định giá hợp lý: 26.000 (Tiềm năng tăng giá: 20%)
  • Vốn hóa: 13,100 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 11,6 lần ; P/B: 1,19 lần

Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp có vị thế số 1 trong lĩnh vực tôn mạ tại Việt Nam, chiếm 29% thị phần trong nước và 30% thị phần xuất khẩu toàn ngành. HSG đứng thứ 3 tại thị trường nhựa nội địa, chỉ sau BMP và NTP. Ngoài ra, doanh nghiệp còn sở hữu chuỗi phân phối vật liệu xây dựng bao gồm hơn 100 cửa hàng Hoa Sen Home

Luận điểm đầu tư:

  • Xác nhận chu kỳ hồi phục: Doanh thu của HSG duy trì đà hồi phục với mức tăng trưởng 25% YoY nhờ sản lượng tiêu thụ khả quan hơn tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Mặc dù giá vốn hàng bán của doanh nghiệp cao hơn so với cùng kỳ (chủ yếu đến từ gia tăng sản xuất và chi phí vận chuyển tăng), việc doanh thu phục hồi cùng với các khoản lãi khác cùng giá thép HRC đầu vào rẻ đã hỗ trợ biên lợi nhuận của HSG cải thiện 2 điểm phần trăm so với Q2.2023. Chúng tôi nhận định rằng mức tăng trưởng doanh thu có thể sẽ chậm lại từ Q3 do các yếu tố về chênh lệch tỷ giá và doanh thu bất thường dần bị loại bỏ nhưng vẫn sẽ giữ được mức tăng trưởng hai chữ số.
  • Sản lượng tiêu thụ duy trì tín hiệu tích cực: Lũy kế 6T đầu năm 2024, sản lượng tiêu thụ tôn mạ của HSG đạt 790.747 tấn (+47% YoY, +11% so với năm 2022). Chúng tôi nhận thấy mức tăng trưởng sản lượng này đến từ việc HSG tích cực xuất khẩu mặt hàng tôn mạ, với tổng sản lượng xuất khẩu tăng 63% YoY. Trong tình hình tỷ giá hối đoái vẫn sẽ neo cao và dự kiến chỉ điều chỉnh nhẹ khi FED đưa ra quyết định giảm lãi suất lần đầu vào cuối Q3 năm nay, chúng tôi nhận định HSG có thể giữ được đà tăng trưởng doanh thu trong nửa sau 2024 khi doanh nghiệp đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ bán hàng để kích cầu nội địa.
  • Dòng tiền kinh doanh dương trở lại, tăng cường tích lũy hàng tồn kho: Dòng tiền kinh doanh của HSG đã dương trở lại sau mức âm kỷ lục - 2,739 tỷ VND trong Q1 do việc tăng cường vay nợ ngắn hạn để tích trữ hàng tồn kho cho hoạt động xuất khẩu trong Q2. Chúng tôi nhận thấy HSG đang có xu hướng tích trữ hàng tồn kho giá rẻ do kỳ vọng giá tôn mạ phục hồi trong quý tới, biểu hiện bằng chỉ số ngày tồn kho bình quân tăng lên 122 vào Q2 (cao hơn số ngày tồn kho trung bình năm 2023 tại mức 87). Tuy nhiên, việc dòng tiền hoạt động kinh doanh đã đảo chiều cho thấy doanh nghiệp đang quản lý vốn lưu động tốt hơn, giúp giảm thiểu rủi ro khi tích trữ hàng hóa.

3. CTCP Tập đoàn Nam Kim  - Mã cổ phiếu: NKG

  • Định giá hợp lý: 26.000 (Tiềm năng tăng giá: 20%)
  • Vốn hóa: 5,800 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 14 lần ; P/B: 1 lần

NKG là doanh nghiệp chuyên sản xuất tôn mạ hàng đầu tại Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của NKG là sản xuất các loại tôn thép như tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và kinh doanh sắt thép các loại. Nam Kim hiện quản lý và vận hành 4 nhà máy với tổng công suất là 1,2 triệu tấn mạ/năm; chiếm 17,4% thị phần tôn mạ. 

Luận điểm đầu tư:

  • Sản lượng tăng trưởng nhờ tiêu thụ trong nước: Q2/2024, KQKD của NKG ghi nhận tích cực; trong đó, doanh thu đạt 5.661 tỷ (+7% QoQ, +3% YoY), lợi nhuận trước thuế đạt 273 tỷ (+45% QoQ, +64% YoY). Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong 2 năm qua. Tỷ trọng sản lượng xuất khẩu vẫn chiếm 62% tổng sản lượng bán hàng, đạt 172.119 tấn (+0% QoQ). Tuy vậy, doanh thu tăng trưởng tốt trong quý 2 đến từ sản lượng tiêu thụ trong nước, đạt 105.243 tấn (+29% QoQ). Trong nửa cuối năm, DSC đánh giá doanh thu đóng góp từ thị trường nội địa sẽ mở rộng hơn nhờ (1) thị trường bất động sản - xây dựng sôi động nhờ các bộ luật đất đai sửa đổi, (2) áp thuế chống bán phá giá với tôn mạ nhập khẩu, (3) giải ngân đầu tư công, sản xuất công nghiệp, vốn FDI tại Việt Nam tăng trưởng.
  • Quản lý hàng tồn kho cải thiện: Lượng hàng tồn kho cuối Q2 ghi nhận 5.743 tỷ, ngang mức trung bình của năm 2023. Trong đó, cơ cấu gồm 49,7% thành phẩm, 27,5% nguyên vật liệu, 18% hàng đang đi trên đường,... Tỷ trọng hàng tồn kho hiện tại thuận lợi cho NKG điều chỉnh giá vốn trong bối cảnh giá HRC giảm mạnh; đặc biệt với diễn biến tỷ giá USD/VND hạ nhiệt hỗ trợ cho NKG nhập khẩu với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, số ngày tồn kho bình quân của NKG liên tiếp giảm cho thấy hoạt động kinh doanh hiệu quả, và sức cầu tiêu thụ của thị trường nhìn chung đã phục hồi.
  • Nhà máy tôn Nam Kim Phú Mỹ khởi công: Dự án Nam Kim phú Mỹ chính thức triển khai từ Q2/2024, đã được doanh nghiệp giải ngân 500 tỷ. Công suất dự kiến cho GD1 hoàn thiện là 800.000 tấn/năm. Hiện, NKG đang đưa kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu với quy mô vốn huy động 1.580 tỷ, toàn bộ vốn nhằm tài trợ cho dự án trên thay vì kế hoạch sử dụng vốn vay trước đó.

4. CTCP Tôn Đông Á  - Mã cổ phiếu: GDA

  • Định giá hợp lý: 36.000 (Tiềm năng tăng giá: 30%)
  • Vốn hóa: 3,300 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 9,54 lần ; P/B: 0,86 lần

Công ty Cổ phần Tôn Đông Á (GDA), tiền thân là Công ty TNHH Đông Á, được thành lập vào năm 1998. Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm tôn mạ kẽm, tôn mạ kẽm màu, tôn mạ lạnh và tôn mạ màu lạnh. Các sản phẩm của công ty được phân phối qua hơn 1.700 đại lý và xuất khẩu đến 45 quốc gia trên thế giới, trong đó, các thị trường chính bao gồm Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á và Nhật Bản. Đối với thị trường Việt Nam, Tôn Đông Á đứng thứ 2 về thị phần trong nước và đứng đầu về mảng tôn lạnh và tôn màu lạnh tại khu vực miền Nam. Hiện công ty sở hữu và vận hành hai nhà máy bao gồm Nhà máy Thủ Dầu Một và Nhà máy Sóng Thần với tổng công suất tôn mạ khoảng 850 nghìn tấn/năm

Luận điểm đầu tư:

  • Thị trường xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính của GDA trong năm 2024: sản lượng xuất khẩu của GDA sẽ duy trì mức tăng trưởng tốt trong các quý tới, nhờ vào: (1) Nhu cầu tiêu thụ thép tại các thị trường lớn như Mỹ và EU dự kiến tăng trưởng tích cực, lần lượt 1,6% và 8% so với cùng kỳ năm trước; (2) Giá HRC tại Mỹ và EU cao hơn giá trong nước từ 150-200 USD/tấn, tạo lợi thế cho xuất khẩu.
  • Nhà máy mới ở Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là động lực dài hạn: Dự án nhà máy mới với vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng tại KCN Phú Mỹ 3 đã hoàn thành thủ tục pháp lý và đang trong giai đoạn xin giấy phép đầu tư, dự kiến khởi công vào cuối năm 2024. Nhà máy này sẽ tập trung vào sản xuất tôn mạ, thép cho gia dụng và ô tô, chủ yếu phục vụ xuất khẩu, với biên lợi nhuận dự kiến lên đến 20%. Giai đoạn 1 dự kiến hoạt động từ quý 3/2026, nâng công suất GDA lên 1,1 triệu tấn/năm

5. CTCP Ống thép Việt - Đức  - Mã cổ phiếu: VGS

  • Định giá hợp lý: 46.000 (Tiềm năng tăng giá: 20%)
  • Vốn hóa: 2,136 tỷ đồng
  • Chỉ số định giá cơ bản:  P/E: 33,5 lần ; P/B: 2 lần

CTCP Ống Thép Việt Đức VG PIPE là một trong những doanh nghiệp sản xuất ống thép hàng đầu tại Việt Nam. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại ống thép, tôn mạ kẽm, và thép xây dựng. VG PIPE sở hữu hệ thống nhà máy hiện đại cùng với năng lực sản xuất lớn, cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Luận điểm đầu tư:

  • Kỳ vọng vào việc giá thép tạo đáy và hồi phục trong dài hạn: Giá thép Trung Quốc đã giảm rất mạnh trong quý 2 năm 2024, tuy nhiên sau khi Trung Quốc có những động thái nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ cho ngành bất động sản, ngay lập tức giá thép đã phục hồi. Chúng tôi kỳ vọng rằng đây sẽ là động lực để giá thép đi lên trong thời gian tới và qua đó VGS sẽ được hưởng lợi.
  • Kỳ vọng vào dự án Legand City sẽ mở bán trong giai đoạn cuối năm nay 2024: Vị trí của dự án Legand city rất đắc địa, năm tại nút giao giữa quốc lộ 2A và tuyến đường đôi Mê Linh, nằm cách sân bay Nội Bài 18,5 km. Thời gian gần đây, BĐS khu vực trung tâm và vùng ven Hà Nội đang nóng sốt trở lại, đặc biệt là các quỹ đất được hưởng lợi từ đường vành đai 4. VGS được hưởng lợi rất lớn khi dự án Việt Đức Legand City nằm trên trục quy hoạch của vành đai 4 có thể kết nối dễ dàng vào trung tâm Hà Nội nhờ tuyến đường này. Với tổng giá trị đất nền dự kiến tối thiểu 3500 tỷ đồng, cộng thêm doanh thu từ các loại hình bất động sản khác như shophouse và biệt thự liền kề, tiềm năng lợi nhuận của VGS là rất lớn.

III. Tổng hợp danh sách các mã cổ phiếu ngành thép trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Sàn HoSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM):

  1. DTL – CTCP Đại Thiên Lộc
  2. HMC – CTCP Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh – Vnsteel
  3. HPG – CTCP Tập đoàn Hòa Phát
  4. HSG – CTCP Tập đoàn Hoa Sen
  5. NKG – CTCP Thép Nam Kim
  6. SMC – CTCP Đầu tư Thương mại SMC
  7. TLH – CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên
  8. VCA – CTCP Thép VICASA – VNSTEEL

Sàn HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội):

  1. KMT – CTCP Kim khí Miền Trung
  2. SSM – CTCP Chế tạo Kết cấu Thép Vneco.SSM
  3. VGS – CTCP Ống Thép Việt Đức VG PIPE

Sàn UPCOM (Thị trường UPCOM):

  1. BVG – CTCP Group Bắc Việt
  2. DNS – CTCP Thép Đà Nẵng
  3. DNY – CTCP Thép DANA – Ý
  4. HLA – CTCP Hữu Liên Á Châu
  5. TDS – CTCP Thép Thủ Đức – VNSTEEL
  6. TIS – CTCP Gang Thép Thái Nguyên
  7. TNB – CTCP Thép Nhà Bè – VNSTEEL
  8. TNS – CTCP Thép Tấm Lá Thống Nhất
  9. TTS – CTCP Cán Thép Thái Trung
  10. TVN – Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP
  11. VDT – CTCP Lưới Thép Bình Tây
  12. VES – CTCP Đầu tư và Xây dựng Điện Mêca Vneco
  13. POM - CTCP Thép POMINA

Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

button_top5.png
Bài viết nhiều người xem
Top cổ phiếu Cao su nên đầu tư năm 2024
6980 lượt xem
Nhóm cổ phiếu cao su được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu ở thời điểm hiện tại. Vậy mã cổ phiếu cao su nào có nhiều tiềm năng và đáng đầu tư nhất 2023? Hãy cùng DSC phân tích dựa trên công cụ đầu tư Wetrade.
Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
6579 lượt xem
Top cổ phiếu Đầu tư công nên đầu tư năm 2024
Lãi kép trong đầu tư chứng khoán là gì? Cách tận dụng lãi kép để đầu tư sinh lời
6001 lượt xem
Lãi kép là một khái niệm trong tài chính, chỉ sự gia tăng lãi kiếm được từ một khoản đầu tư do tiền lãi trước đó kiếm được kiếm được làm tăng tiền gốc.
Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
5384 lượt xem
Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
5242 lượt xem
Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
4992 lượt xem
Rủi ro thanh khoản khi đầu tư ký quỹ và cách khắc phục
Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
4963 lượt xem
Luật chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông
Có nên mua cổ phiếu VPB hay không?
4945 lượt xem
Cổ phiếu VPB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu bluechip với sự an toàn và nhiều tiềm năng sinh lời bền vững. Hãy cùng chuyên gia của DSC định giá cổ phiếu để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu VPB hay không nhé!
Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
4846 lượt xem
Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị phù hợp với nhà đầu tư nào?
Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023
4810 lượt xem
Các trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả 2023

DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

HỘI SỞ CHÍNH

Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

(024) 3880 3456

info@dsc.com.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI