Bảng giá
Biểu phí
Câu hỏi thường gặp
Thông tin cổ phiếu
    Kiến thức
    localesVi
    Đăng nhập

    Vòng quay khoản phải thu là gì? Vòng quay khoản phải thu bao nhiêu là tốt?

    Mua bán chịu là vấn đề thường gặp trong hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng trên thị trường tiêu thụ, dẫn đến việc phát sinh các khoản phải thu - khoản nợ chưa thu hồi được hay những giao dịch chưa hoàn thành nghĩa vụ về tiền… Vấn đề này có mức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Khoản phải thu là gì?

    Khoản phải thu, tên Tiếng Anh là Account Receivable, được xếp vào danh mục tài sản của doanh nghiệp phản ánh tất cả những giao dịch mà khách hàng chưa thanh toán hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào mà liên quan đến tiền tệ mà chưa thu hồi được.

    [caption id="attachment_18155" align="aligncenter" width="800"]Khoản phải thu là gì? Khoản phải thu là gì?[/caption]

    Phân chia các khoản phải thu dựa trên đối tượng

    Xét về đối tượng, khoản phải thu được chia thành 3 loại:

    • Phải thu từ khách hàng: phát sinh trong các giao dịch thương mại như hoạt động bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ; thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, bất động sản; hay hoạt động xuất khẩu...

    • Phải thu trong nội bộ: phát sinh giữa các phòng ban hay các cấp bậc trong cùng một công ty.

    • Các khoản phải thu khác: thường liên quan đến các hoạt động tài chính như: lãi từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, cổ tức hay lợi nhuận được chia; các khoản được bồi thường, hay các hoạt động liên quan đến việc ủy thác…

    Phân chia các khoản phải thu dựa trên thời gian

    Xét về thời gian, khoản phải thu được chia thành 2 loại:

    • Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: các khoản nợ cần thu hồi, có thời gian thu hồi dưới 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.

    • Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản nợ cần thu hồi, có thời gian thu hồi lớn hơn 1 năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh.

    Trong đó, một chu kỳ kinh doanh được tính từ lúc doanh nghiệp bắt đầu mua nguyên vật liệu để sản xuất hay nhập hàng hóa về để bán (có thể phát sinh tiền hoặc chưa) cho đến khi doanh nghiệp thu được toàn bộ tiền về.

    Vòng quay các khoản phải thu là gì? Cách tính vòng quay khoản phải thu như thế nào?

    Hệ số vòng quay khoản phải thu (tiếng Anh là: Receivable turnover ratio) là một hệ số trong kế toán dùng để đo lường mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp khi thực hiện việc thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của khách hàng. Hệ số vòng quay khoản phải thu giúp đưa ra đánh giá khách quan về mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn. Để tính toán mức độ hiệu quả, chúng ta sẽ tính hệ số theo tháng, quý và năm.

    Cách tính hệ số vòng quay các khoản phải thu theo công thức sau:

    Cách tính vòng quay khoản phải thu

     

    (Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu ròng/Khoản phải thu trung bình)

    Trong đó:

    Doanh thu bán chịu ròng = Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ - Khoản phải thu đã trả

    Khoản phải thu trung bình= (Dư đầu kỳ + Dư cuối kỳ)/2

    Ví dụ: Đầu kỳ, doanh nghiệp X còn dư khoản phải thu là 300 triệu đồng. Tổng doanh thu từ việc thanh lý tài sản năm đó là 550 triệu đồng và doanh thu bán hàng là 300 triệu đồng (chưa thanh toán). Vào tháng 9, khách hàng đã thanh toán thêm khoản tiền là 200 triệu đồng. Vòng quay khoản phải thu là bao nhiêu, biết giá trị các khoản phải thu cuối kỳ là 400 triệu đồng?

    Ta tính được:

    • Doanh thu bán chịu ròng = 550 + 300 – 200 = 650 (triệu đồng)

    • Khoản phải thu trung bình = (300 + 400)/2 = 350 (triệu đồng)

    • Vòng quay các khoản phải thu = 650/350 = 1.86

    Ý nghĩa vòng quay khoản phải thu

    [caption id="attachment_18157" align="aligncenter" width="800"]Ý nghĩa vòng quay khoản phải thu Ý nghĩa vòng quay khoản phải thu[/caption]

    Là chỉ số hữu ích trong việc đưa ra những đánh giá sơ khai về tính hiệu quả trong việc quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp tính số ngày phải thu bình quân (=365/vòng quay khoản phải thu).

    Xem thêm: Vòng quay khoản phải trả là gì? Ý nghĩa hệ số vòng quay khoản phải trả trong phân tích doanh nghiệp.

    Vòng quay khoản phải thu bao nhiêu là tốt?

    Nắm giữ nhiều khoản phải thu đồng nghĩa với việc công ty đang phải gánh chịu nhiều rủi ro. Nhưng làm thế nào mới là tối ưu?

    • Khi vòng quay khoản phải thu cao: điều này không đồng nghĩa với việc toàn bộ các hoạt động thu tiền đều tốt đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có 2 trường hợp:

      • Vòng quay khoản phải thu cao cho thấy hiệu quả của việc thu tiền trong kỳ , làm cho dòng tiền của doanh nghiệp tăng, giảm thiểu rủi ro về nợ khó đòi.
      • Tuy nhiên, vòng quay khoản phải thu cao cũng hàm ý chính sách bán chịu của công ty khắt khe, điều này dễ gây ra hiện tượng mất khách hàng, khách hàng sẽ tìm đến các doanh nghiệp khác được xem như là đối thủ của doanh nghiệp. Như vậy, nó sẽ gây ra tác động ngược, ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Khi vòng quay khoản phải thu thấp: phản ánh việc thu tiền của doanh nghiệp chưa hiệu quả và nợ xấu đang ngày càng tăng. Việc phát sinh thêm các khoản nợ khó đòi cũng khiến cho doanh nghiệp trở nên khó khăn trong hoạt động kinh doanh sản xuất trong tương lai.

    Tóm lại, có thể thấy chỉ số vòng quay khoản phải thu cao hay thấp chưa thực sự đánh giá được chính xác hoàn toàn hiệu quả của công ty. Khi xem xét về chỉ số này, có thể sử dụng việc so sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp với toàn ngành, ngoài ra có thể dựa vào các thông tin về khoản dự phòng phải thu khó đòi và tổn thất tín dụng thực tế để có cái nhìn toàn diện hơn.

    => Xem thêm: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết Báo cáo thường niên của doanh nghiệp hiểu quả, đúng trọng tâm

    Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!

    Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:

    button_top5.png
    Nội dung liên quan
    Vòng quay khoản phải thu
    Báo cáo tài chính
    Phân tích doanh nghiệp
    Phân tích cơ bản
    Bài viết nhiều người xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    15497 lượt xem
    Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    Cung tiền là gì? Tác động của cung tiền tới nền kinh tế
    9600 lượt xem
    Trong kinh tế học, cung tiền tệ là tổng số tiền mà một quốc gia hoặc khu vực cụ thể đưa vào lưu thông. Cung tiền thường bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
    Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì và mối quan hệ với thị trường chứng khoán
    8845 lượt xem
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo thời gian.
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    8501 lượt xem
    Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    8095 lượt xem
    So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
    Cơ cấu vốn (capital structure) là gì? Cách áp dụng vào phân tích cổ phiếu
    7330 lượt xem
    Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
    FED là gì? Vai trò và tác động của FED đến kinh tế thế giới
    6212 lượt xem
    FED là viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System), là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED có mục tiêu chính là duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế Hoa Kỳ.
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    6157 lượt xem
    Cạnh tranh độc quyền là gì? Biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    6107 lượt xem
    Cơ hội thị trường là gì? Cách tìm hiểu cơ hội thị trường của doanh nghiệp để mua cổ phiếu
    YOY là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số YOY
    5973 lượt xem
    "YOY" là viết tắt của "Year Over Year," một thuật ngữ trong kế toán và tài chính để so sánh dữ liệu trong một khoảng thời gian năm nay với cùng một khoảng thời gian năm trước.

    DSC - Đồng hành cùng Thành Công!

    HỘI SỞ CHÍNH

    Tầng 2, Thành Công Building, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

    (024) 3880 3456

    info@dsc.com.vn

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI